Ngày 9/10, Bộ Công thương phối hợp Sở Công thương tỉnh Bình Phước tổ chức tọa đàm trao đổi trực tiếp với lãnh đạo doanh nghiệp tại các tỉnh, thành phố về hệ sinh thái tận dụng các Hiệp định thương mại tự do (FTA); trong đó, có hiệp định EVFTA trong lĩnh vực nông sản (tập trung ngành điều) tại Bình Phước. Hiện nay, Việt Nam đã thực thi 16 FTA và tiếp tục đàm phán các FTA khác trong thời gian tới.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 6 tháng đầu năm 2024, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu sang Mỹ chiếm tỷ trọng 20,7%, tăng 20,8% so với cùng kỳ năm 2023. Đây là thị trường còn nhiều cơ hội tăng trưởng cho xuất khẩu nông sản Việt Nam những tháng cuối năm.
Dù được mệnh danh là “công xưởng” chế biến điều nhân của thế giới nhưng Việt Nam lại không có vùng nguyên liệu đủ lớn trong khi diện tích vùng trồng trong nước ngày càng thu hẹp. Để giữ vững vị trí số 1 về chế biến và xuất khẩu điều, cần sớm có các giải pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp tăng khả năng chủ động nguồn nguyên liệu; đồng thời có nguồn lực đầu tư chế biến sâu để nâng cao giá trị gia tăng.
Nhiều năm qua, Việt Nam luôn giữ vị trí số 1 thế giới về lượng điều xuất khẩu. Tuy nhiên, hiện nay, Campuchia và nhiều quốc gia ở châu Phi đẩy mạnh sản xuất điều thô và chế biến sâu điều nhân khiến ngành điều Việt Nam phải đối mặt sự cạnh tranh khốc liệt. Xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, giảm phụ thuộc vào nguồn điều nhập khẩu; chuyển đổi mạnh mẽ sang chế biến sâu, đa dạng sản phẩm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng là yêu cầu "sống còn" để ngành điều giữ vững vị thế và làm chủ thị trường.
Ngày 11/5, tại thủ phủ điều Việt Nam (ấp 2, xã Đồng Tâm, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước), Công ty Cổ phần Tập đoàn Gia Bảo đã triển khai Dự án xây dựng nhà máy chế biến nông sản và thực phẩm Bà Tư Bình Phước lớn nhất Việt Nam.
Ngày 12/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Doanh nghiệp xã hội Green Journey và Tập đoàn Gia Bảo phối hợp ra mắt dự án Hạt điều xanh với mục tiêu phát triển chuỗi giá trị bền vững cho sản phẩm nông nghiệp đứng đầu thế giới về sản lượng xuất khẩu này.
Năm 2023, Mỹ là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn thứ hai của Việt Nam (sau Trung Quốc), chiếm 20,7% tổng kim ngạch xuất khẩu. Dư địa xuất khẩu sang thị trường này vẫn còn rất lớn khi Việt Nam nâng cao hơn nữa chất lượng và khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản.
Sau 5 năm kể từ khi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực tại Việt Nam (từ ngày 14/1/2019), xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam là một trong những lĩnh vực thay đổi tích cực nhờ tận dụng ưu đãi thuế quan trong thương mại với các nước thành viên.
Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông sản đạt khoảng 25 tỷ USD trên tổng số hơn 53 tỷ USD xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước. Ðóng góp vào kết quả này có sự duy trì và tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của các sản phẩm từ cây công nghiệp, như: cà-phê, điều, tiêu, chè, cao-su... Trong đó, hai sản phẩm đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 3 tỷ USD, là cà-phê 4,18 tỷ USD, tăng 3,1% và hạt điều 3,63 tỷ USD, tăng 17,6% so với năm 2022.
Lợi dụng chính sách ưu đãi miễn thuế nhập khẩu của Nhà nước đối với hoạt động sản xuất và xuất khẩu hạt điều, một giám đốc doanh nghiệp ở tỉnh Bình Dương đã phạm tội khi bán sang tay toàn bộ lô hàng hạt điều nguyên liệu nhập khẩu cho người khác tiêu thụ trong nước để hưởng lợi nhuận.
Bình Phước là tỉnh có nhiều dư địa phát triển công nghiệp chế biến, nhất là chế biến hạt điều và các sản phẩm từ gỗ. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Phước lần thứ 11 (nhiệm kỳ 2020-2025) đã xác định ba nhóm sản phẩm xuất khẩu chủ yếu: Chế biến hạt điều, chế biến gỗ và chế biến thực phẩm với ba nhiệm vụ là tạo vùng nguyên liệu, chế biến sâu và hình thành liên kết chuỗi trên địa bàn định hướng xuất khẩu. Phát triển công nghiệp chế biến sâu sẽ góp phần nâng cao thu ngân sách và kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.
Tháng 7, kim ngạch xuất khẩu nông sản ước đạt 4,62 tỷ USD, tăng hơn 5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nhóm nông sản đạt 2,32 tỷ USD, tăng 27%; chăn nuôi đạt 45 triệu USD, tăng 35,6%; thủy sản đạt 800 triệu USD, giảm 15%; lâm sản đạt 1,24 tỷ USD, giảm 11%; đầu vào sản xuất đạt 210 triệu USD, tăng 12,7%.
Thời gian gần đây, ngành điều nước ta gặp khó khăn kép khi sản xuất và xuất khẩu đối mặt với nhiều yếu tố bất lợi dẫn đến một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này bị thua lỗ, người trồng điều khốn đốn. Để phát triển bền vững ngành điều người dân và doanh nghiệp cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học-công nghệ trong trồng và chăm sóc điều; đầu tư cho chế biến sâu; đa dạng hóa sản phẩm; giảm chi phí chế biến để tăng sức cạnh tranh…
Ngày 12/12, Bộ Ngoại giao tổ chức tọa đàm “Hợp tác thương mại hạt điều với châu Phi và các giải pháp bảo đảm nguồn cung hạt điều nguyên liệu cho Việt Nam” nhằm đánh giá thực trạng, cơ hội và thách thức trong hoạt động nhập khẩu hạt điều nguyên liệu từ châu Phi thời gian qua, đồng thời trao đổi về các phương hướng, giải pháp trong thời gian tới.
Triển vọng xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang thị trường Đức sẽ khả quan trong năm 2022. Bên cạnh đó, nhu cầu nhập khẩu hạt điều của Đức tăng sẽ tác động tích cực lên ngành điều Việt Nam.
Thị phần hạt điều của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ chiếm 92,58% cao hơn nhiều so với hai tháng đầu năm 2020. Ngành điều Việt Nam đang chiếm ưu thế tại thị trường Thổ Nhĩ Kỳ.
Sau khi ăn hạt điều, một bé trai hai tuổi rơi vào tình trạng ho sặc sụa, tím tái, khó thở. Bé được gia đình đưa vào Bệnh viện đa khoa Đan Phượng rồi chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng suy hô hấp phải thở máy.