Sáng 17/3, Bộ tư lệnh Vùng 4 Hải quân phối hợp với Cục Chính trị Hải quân, Câu lạc bộ Phóng viên ảnh Hà Nội và Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV tổ chức lễ khai mạc triển lãm "Hoàng Sa, Trường Sa-Tổ quốc nơi đầu sóng" và "Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng - 70 năm hành trình giữ biển" tại quân cảng Cam Ranh.
Ngày 17/3, tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân phối hợp với Bảo tàng Hải quân, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 4, Câu lạc bộ ảnh Hà Nội khai mạc triển lãm với chủ đề: “Hoàng Sa, Trường Sa-Tổ quốc nơi đầu sóng” và “Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng-70 năm hành trình giữ biển”.
Ngày 18/2, tại Bali, Indonesia, đoàn Hải quân Việt Nam đã tham gia nhiều hoạt động trong khuôn khổ diễn tập Hải quân đa phương Komodo năm 2025 tại Indonesia.
Nhiều năm đã trôi qua, song chiến công giải phóng Trường Sa của Quân chủng Hải quân vẫn còn hết sức tươi mới, minh chứng cho một "quyết định lịch sử, khoảnh khắc lịch sử", vẻ vang trong truyền thống đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần tô thắm chiến công của Quân đội và Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng.
Đặc công Hải quân (ĐCHQ) là binh chủng “đặc biệt tinh nhuệ”, lực lượng quan trọng của Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng. Trước đòi hỏi cấp bách của chiến trường, ngày 13-4-1966, Đoàn ĐCHQ 126 được thành lập. Đoàn đã có hơn 10 năm chiến đấu ở chiến trường, trong đó bảy năm liên tục chiến đấu mặt trận Cửa Việt, Đông Hà (Quảng Trị), lập nhiều chiến công xuất sắc và đặc biệt xuất sắc.
Mùa xuân này, trên quân cảng Cam Ranh đã xuất hiện một “gương mặt mới” trẻ trung, tràn đầy sức mạnh hiện đại, là đơn vị đặc biệt, là lực lượng chủ lực, tinh nhuệ của Hải quân nhân dân Việt Nam: Đó là Lữ đoàn tàu ngầm 189.
Trong những năm chiến tranh chống Mỹ khốc liệt, lực lượng Hải quân đã nghiên cứu, tổ chức tuyến vận tải trên biển để chở vũ khí, trang bị, lực lượng vào chi viện cho chiến trường miền nam. Từ đó, hình thành nên con đường huyền thoại: Đường Hồ Chí Minh trên biển, góp phần to lớn, quan trọng cho công cuộc chiến đấu giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước, non sông thu về một mối.
Ngày 6/12, tại thành phố Vũng Tàu, Lữ đoàn 167, Vùng 2 Hải quân tổ chức tuyên truyền biển, đảo cho 80 học viên Trường đại học An ninh nhân dân và cán bộ chiến sĩ Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Ngày 27/11, tại Hải Phòng đã diễn ra Phiên họp Nhóm công tác Hải quân Việt Nam-Singapore lần thứ 10. Chuẩn Đô đốc Nguyễn Viết Khánh, Phó Tham mưu trưởng Hải quân nhân dân Việt Nam và Đại tá Herbert Pang, Phó Cục trưởng Cục Tác chiến Hải quân Cộng hòa Singapore chủ trì phiên họp.
Sáng 13/11, tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Đoàn công tác Bộ tư lệnh Vùng 4 Hải quân do Đại tá, Phó Tư lệnh Nguyễn Vĩnh Nam làm Trưởng đoàn đã đến kiểm tra đơn vị vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu” năm 2024 đối với Lữ đoàn 955.
Trong những năm chiến tranh chống Mỹ khốc liệt, lực lượng Hải quân đã nghiên cứu, tổ chức tuyến vận tải trên biển để chở vũ khí, trang bị, lực lượng vào chi viện cho chiến trường miền nam. Từ đó, hình thành nên con đường huyền thoại: Đường Hồ Chí Minh trên biển, góp phần to lớn, quan trọng cho công cuộc chiến đấu giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước, non sông thu về một mối.
Vùng 2 Hải quân phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu tổ chức tuyên truyền biển, đảo, tuyên truyền thu hút nguồn nhân lực và thực hiện Chương trình “Hải quân Việt Nam làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi bám biển”.
Ngày 9/8, tại quân cảng Đà Nẵng, Lữ đoàn 172, Vùng 3 Hải quân phối hợp với Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn tổ chức giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm hoạt động công tác quần chúng.
Ngày 30/7, tại Đà Nẵng, Vùng 3 Hải quân phối hợp Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình “Thanh thiếu niên kiều bào và tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh với biển, đảo quê hương”.
Cách đây 60 năm, trong hai ngày 2 và 5/8/1964, Hải quân nhân dân Việt Nam cùng với quân, dân miền Bắc đã anh dũng chiến đấu đánh đuổi tàu khu trục Ma-đốc, đánh thắng đòn tập kích mang tên “Mũi tên xuyên” của không quân Mỹ, bắn rơi nhiều máy bay và bắt sống phi công Mỹ trên vùng trời, vùng biển miền Bắc, làm nên truyền thống đánh thắng trận đầu của Hải quân nhân dân Việt Nam.
Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) và hướng đến Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng trận đầu của Hải quân nhân dân Việt Nam và quân dân miền bắc (ngày 2 và 5/8/1964-ngày 2 và 5/8/2024), các đơn vị trong lực lượng Hải quân đã tổ chức nhiều hoạt động đền ơn đáp nghĩa, tri ân các anh hùng liệt sĩ, gia đình chính sách, người có công với cách mạng.
Lúc 17 giờ ngày 23/2, sau khi đã khắc phục thành công sự cố, tàu cá KH 94848TS rời Trung tâm Dịch vụ Hậu cần-Kỹ thuật đảo Trường Sa, thuộc Hải đoàn 129 Hải quân, tiếp tục đi đánh bắt hải sản.
Là đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo suốt chiều dài các tỉnh, thành phố duyên hải miền trung, từ Đèo Ngang-Quảng Bình đến đảo Cù Lao Xanh-Bình Định, các đảo ven bờ Bắc Trung Bộ và quần đảo Hoàng Sa, đồng thời, Vùng 3 Hải quân luôn sẵn sàng cơ động chi viện bảo vệ quần đảo Trường Sa cũng như các vùng biển trọng điểm hay các nhiệm vụ đột xuất khác khi có lệnh.
Ngày 30/7, Chương trình “Hải quân Việt Nam làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi, bám biển” năm 2023 được Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tại Cảng cá Đông Hải, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm (Ninh Thuận) đã để lại nhiều ấn tượng đẹp với người dân nơi đây.
Ngày 8/4, tại Cảng cá Tam Quan, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân, Quân chủng Hải quân, Bộ Quốc phòng phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bình Định, Ủy ban nhân dân thị xã Hoài Nhơn (tỉnh Bình Định) tổ chức chương trình “Hải quân Việt Nam làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi bám biển”.
34 năm trước, vào ngày 14/3/1988, trong một cuộc chiến không cân sức, 64 chiến sĩ Hải quân Việt Nam đã vĩnh viễn nằm lại giữa biển sâu để bảo vệ chủ quyền của đất nước tại các bãi đá Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.