Thực hiện định hướng đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, những năm qua, tỉnh Hà Nam đã quan tâm đầu tư và khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh và tập trung các nguồn lực để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; quyết tâm xây dựng Hà Nam thành điểm đến hấp dẫn với các sản phẩm du lịch đặc trưng.
Để khai thác tốt tiềm năng, lợi thế về du lịch tâm linh, thời gian qua, Hà Nam luôn quan tâm đầu tư nâng cao chất lượng hạ tầng các khu, điểm du lịch.
Để khai thác tốt tiềm năng, lợi thế về du lịch tâm linh, thời gian qua, Hà Nam luôn quan tâm đầu tư nâng cao chất lượng hạ tầng các khu, điểm du lịch.
Tỉnh điều chỉnh quy hoạch tổng thể và phê duyệt quy hoạch các phân khu chức năng của Khu du lịch Quốc gia Tam Chúc làm cơ sở thúc đẩy thu hút các dự án đầu tư vào các khu chức năng, làm tiền đề thu hút các dịch vụ du lịch chất lượng cao, thúc đẩy hình thành các tuyến du lịch theo chuỗi.
Lễ hội Đền Lảnh Giang năm 2023. |
Cùng với đó, Hà Nam cũng quan tâm đầu tư phát triển hạ tầng, đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các thủ tục đầu tư xây dựng dự án hạ tầng khung Khu du lịch Quốc gia Tam Chúc.
Ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam cho biết: ngành văn hóa, thể thao và du lịch đang tích cực tham mưu cho lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp các ban, ngành, các huyện, thành phố để có những định hướng xúc tiến quảng bá để phát triển du lịch trong thời gian tới.
Xây dựng, phát triển một số sản phẩm du lịch có thế mạnh, đặc trưng của tỉnh. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực, nâng cao hiệu quả công tác quản lý về chất lượng, tiêu chuẩn hàng hóa và dịch vụ theo quy định.
Kết hợp với các khu du lịch trọng điểm của vùng đồng bằng sông Hồng để hình thành các trục du lịch văn hóa-tâm linh độc đáo theo các tuyến chính như “Bái Đính-Tràng An-Tam Chúc”, “chùa Hương-Tam Chúc”… tạo sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách.
Tỉnh đã giao ngành văn hóa, thể thao và du lịch nghiên cứu xây dựng lộ trình liên kết với các vùng đầu mối tập trung khách du lịch lớn của cả nước để quảng bá và kết hợp với các hãng lữ hành lớn trong việc khai thác và tổ chức các tour du lịch mới, hấp dẫn về tỉnh. Kết hợp với các khu du lịch trọng điểm của vùng đồng bằng sông Hồng để hình thành các trục du lịch văn hóa-tâm linh độc đáo theo các tuyến chính như “Bái Đính-Tràng An-Tam Chúc”, “chùa Hương-Tam Chúc”… tạo sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách.
Đồng thời, đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, làng nghề, khuyến khích các làng nghề sản xuất những mặt hàng lưu niệm, đặc sản của địa phương.
Phát biểu tại hội nghị “Xúc tiến đầu tư phát triển du lịch tỉnh Hà Nam”, ông Trương Quốc Huy, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam cho biết, Hà Nam đã xác định mục tiêu phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng với hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được đầu tư bài bản, có quy mô với đẳng cấp quốc tế như Khu du lịch Tam Chúc.
Du lịch tâm linh, lễ hội ở Hà Nam được đánh giá là có nhiều lợi thế, trong 9 tháng đầu năm 2023, du lịch tiếp tục phát triển, doanh thu tăng cao; tổng lượt khách du lịch về địa bàn tỉnh đạt gần 4 triệu lượt khách, doanh thu đạt hơn 3 nghìn tỷ đồng, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
Trương Quốc Huy, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, Hà Nam có du lịch văn hóa tâm linh, du lịch tự nhiên, du lịch sinh thái và một số loại hình du lịch khác đều có cơ hội phát triển.
Trong chính sách phát triển du lịch của tỉnh cũng đã xác định rõ về các dòng sản phẩm chính này và có những ưu đãi, những giải pháp để ưu đãi về đầu tư cũng như là thu hút khách.
Với những động thái chủ động đó thì du lịch Hà Nam trong thời gian tới sẽ phát triển mạnh mẽ và tạo nên sự liên kết với Hà Nội, Ninh Bình, Hưng Yên và các địa phương khác trở thành điểm liên kết để tạo nên những chương trình du lịch có sức hấp dẫn cao.
Những năm tới, tỉnh Hà Nam tập trung đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với du lịch tâm linh; thu hút các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư có năng lực, uy tín, thương hiệu đầu tư các chuỗi du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, vui chơi giải trí, thể thao…
Triển khai hiệu quả công tác phối hợp, trao đổi kinh nghiệm; kết nối tour, tuyến du lịch với các tỉnh, thành phố trên cả nước nhằm phát huy hiệu quả tiềm năng vốn có, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển bền vững theo đúng định hướng của tỉnh.