100% học sinh Điểm trường Xốp Cháo (Trường mầm non Lượng Minh) là con em người dân tộc thiểu số Khơ Mú.

[Ảnh] Rẽ sóng đi… gieo chữ nơi ốc đảo

Nằm trên những ngọn đồi nhô lên giữa lòng hồ Thủy điện Bản Vẽ, bản Cà Moong và bản Xốp Cháo (xã Lượng Minh, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An) trở thành những ốc đảo nằm tách biệt với bên ngoài. Từ trung tâm xã, muốn vào được bản, phải di chuyển bằng thuyền gần cả tiếng đồng hồ. Khó khăn là thế, nhưng các thầy giáo, cô giáo vẫn đều đặn lên lớp để dạy chữ cho các em học sinh nơi đây.
Cô và trò Trường Dân tộc nội trú tỉnh Ðiện Biên. (Ảnh MỸ HÀ)

Gieo chữ ở miền rẻo cao

“Người vùng biên mãi nhớ công ơn thầy, cô giáo”... Ðó là lời ông Pờ Dần Sinh, người có uy tín của đồng bào dân tộc Hà Nhì ở xã biên giới Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Ðiện Biên nói khi đưa chúng tôi đến thăm Trường mầm non Sín Thầu ở trung tâm xã. Ông Pờ Dần Sinh kể cho chúng tôi về ký ức những tháng năm học chữ và kỷ niệm với các thầy, cô giáo trong niềm nhớ khôn nguôi…
[Ảnh] Người "gieo chữ" nơi làng bè

[Ảnh] Người "gieo chữ" nơi làng bè

Từ năm 2017, ở xóm vạn chài tổ nhân dân số 13, ấp 5, xã Thanh Sơn, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai nằm giữa lòng hồ Trị An có một chiếc bè rất đặc biệt. Đó không phải là nơi sinh sống của hộ dân nào đang sống trong xóm mà là lớp học tình thương do đại đức Thích Chơn Nguyên lập ra, “trường học” của trẻ em nghèo không có điều kiện được đi học sống cùng gia đình ở đây.
Thầy giáo Đức và cô Bình (thứ 2 và thứ 4 từ trái qua) cùng các thầy giáo cắm bản tại Làng Sáng, xã Háng Đồng.

Vợ chồng cùng “gieo chữ” trên núi

Phải gọi họ là những “chiến sĩ cầm bút, cầm phấn” bởi nếu không yêu nghề, yêu trò thì khó trụ vững nơi khó khăn đã khiến bao người phải sờn lòng… Khi các thế hệ học trò cả nước đang hướng về Ngày Nhà giáo Việt Nam, chúng tôi tiếp tục được cảm nhận sự gian khổ, vất vả cùng những câu chuyện về các thầy, cô giáo nơi vùng cao Bắc Yên (Sơn La).

Để đi được trong mùa mưa, xe máy của các thầy cô giáo phải cuốn thêm xích.

Gian nan “gieo chữ” ở vùng cao

Không ngoa ngôn khi gọi họ là những “chiến sĩ cầm bút, cầm phấn”, bởi nếu không yêu nghề, yêu trò thì khó trụ vững nơi khó khăn đã khiến bao người phải sờn lòng… Thời điểm các thế hệ học trò cả nước đang hướng về Ngày Nhà giáo Việt Nam, chúng tôi tiếp tục được cảm nhận sự gian khổ, vất vả cùng những câu chuyện về những người thầy, cô giáo nơi vùng cao Bắc Yên, tỉnh Sơn La.