Chiếc B-52 đầu tiên bị Tiểu đoàn 59, Trung đoàn tên lửa 261 bắn rơi trên cánh đồng Chuôm, xã Phù Lỗ, huyện Đông Anh, TP Hà Nội, vào 20 giờ 13 phút đêm 18/12/1972. Ảnh tư liệu

Phát huy tinh thần “Điện Biên Phủ trên không” thời kỳ mới

Những ngày cuối tháng 12 lịch sử, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vui mừng kỷ niệm 50 năm Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”, trong bối cảnh cả nước đang ra sức thi đua vượt qua khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19, đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp vào cuộc sống.
Ông Yuri Knutov tại góc Việt Nam trong bảo tàng.

Lưu giữ hình ảnh Việt Nam Anh hùng tại Nga

Qua lời gợi mở của một tùy viên quốc phòng, tôi tìm đến Bảo tàng bộ đội phòng không Nga. Trong không gian sắp xếp khoa học, góc Việt Nam hiện lên với những hiện vật giá trị, gợi nhớ trận đánh lịch sử của "Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không" cách đây 50 năm cùng nhiều sự kiện trong dòng chảy hợp tác Việt Nam-LB Nga.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đọc diễn văn tại lễ kỷ niệm.

Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” là chiến thắng của bản lĩnh, trí tuệ và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam

Tại lễ kỷ niệm kỷ niệm 50 năm Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” sáng 26/12, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã có diễn văn ôn lại cuộc chiến đấu anh dũng, mưu trí, sáng tạo của quân và dân ta đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích chiến lược đường không của Đế quốc Mỹ trong 12 ngày đêm cuối năm 1972. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc bài diễn văn này.
(Ảnh: Cổng thông tin điện tử Bộ Công an)

“Điện Biên Phủ trên không” chứng minh tinh thần quả cảm của quân và dân Việt Nam

Tiến sĩ Thawatchai Dulyasujarit, giảng viên Đại học Rajabhat Sakon Nakhon (Thái Lan) khẳng định, chiến thắng lẫy lừng “Điện Biên Phủ trên không” trước lực lượng không quân Mỹ trên bầu trời miền bắc Việt Nam 50 năm trước đã chứng minh tinh thần quả cảm không gì khuất phục nổi của quân và dân Việt Nam.
[Ảnh] Căn hầm tránh bom tại tòa soạn Báo Nhân Dân trong Chiến dịch Hà Nội 12 ngày đêm

[Ảnh] Căn hầm tránh bom tại tòa soạn Báo Nhân Dân trong Chiến dịch Hà Nội 12 ngày đêm

12 ngày đêm tháng 12/1972 khi không quân Mỹ dùng “pháo đài bay” B-52 điên cuồng bắn phá Hà Nội, Báo Nhân Dân hằng ngày vẫn được xuất bản đều đặn để kịp đến tay đồng bào, chiến sĩ. Những trang báo năm ấy được ra đời theo cách đặc biệt và ở một vị trí đặc biệt. Đó là căn hầm ngay tại trụ sở Tòa soạn 71 Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, trung tâm Thủ đô Hà Nội.
Khách tham quan Bảo tàng chiến thắng B-52 (TP Hà Nội). Ảnh | TRẦN HẢI

Còn mãi hào khí "Ðiện Biên Phủ trên không"

Cách đây tròn 50 năm (tháng 12 năm 1972) quân và dân Hà Nội phối hợp cùng các mặt trận cả nước lập nên kỳ tích "Điện Biên Phủ trên không" đánh sập dã tâm dùng chiến lược "pháo đài bay" B-52 để "đưa Hà Nội trở về thời kỳ đồ đá", buộc ta phải chấp nhận những yêu sách phi lý do Mỹ đưa ra tại Hội nghị đàm phán ở Pa-ri nhằm lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Để máu và hoa đều được nhớ mãi

Để máu và hoa đều được nhớ mãi

Tròn nửa thế kỷ trước, Hà Nội oằn mình gánh chịu hàng chục nghìn tấn bom, hàng trăm quả tên lửa trong suốt 12 ngày đêm cuối cùng của tháng 12 năm 1972. Tròn nửa thế kỷ sau, khán phòng Nhạc viện thánh thót dòng thác thanh âm tuyệt diệu của Hanoi The Transcendence. Trọn bộ 12 Transcendental Studies S.139 của nhà soạn nhạc thiên tài Franz Liszt gợi liên tưởng 12 cung bậc cảm xúc mà Hà Nội đã trải qua, trong 12 ngày đêm đã làm nên kỳ tích Điện Biên Phủ trên không. Và người Hà Nội hôm nay, trong đêm 9/12/2022 đã được sống lại dòng ký ức đau thương nhưng rất đỗi hào hùng ấy, qua ngón đàn giàu xúc cảm của nghệ sĩ dương cầm tài năng Lưu Hồng Quang.
Hà Nội 12 ngày đêm khói lửa: Bản hùng ca lịch sử

Hà Nội 12 ngày đêm khói lửa: Bản hùng ca lịch sử

Tròn 50 năm trước, Hà Nội, Hải Phòng và nhiều địa phương ở miền bắc đã trải qua 12 ngày đêm không ngủ trong chiến dịch không kích hủy diệt của đế quốc Mỹ. Riêng tại Hà Nội, trong 12 ngày đêm khói lửa (từ ngày 18/12 – 29/12/1972), Mỹ đã tiến hành cuộc ném bom rải thảm, trút xuống một khối lượng bom đạn khổng lồ tương đương sức công phá của 2 quả bom nguyên tử đã ném xuống Hiroshima (Nhật Bản) tháng 8/1945.
Đội trực chiến của dân quân Từ Liêm, Hà Nội sẵn sàng chiến đấu, góp phần bắn rơi nhiều máy bay Mỹ, tháng 12/1972. Ảnh tư liệu

Chiến thắng phi thường của bản lĩnh và tinh thần bất khuất

Ngày 6/1/1973, Phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trở lại bàn đàm phán Paris mang theo ánh hào quang của chiến thắng "Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không". Một thành viên cao cấp trong đoàn đàm phán Mỹ đã nói với Cố vấn Lê Đức Thọ rằng: "Nếu các ngài chỉ anh hùng không thôi thì các ngài đã bị chúng tôi nghiền nát; nhưng các ngài còn biết đánh"(1).
Chiếc B-52 đầu tiên bị Tiểu đoàn 59, Trung đoàn tên lửa 261 bắn rơi trên cánh đồng Chuôm, xã Phù Lỗ, huyện Đông Anh, TP Hà Nội, vào 20 giờ 13 phút đêm 18/12/1972. Ảnh tư liệu

"Lời đáp trả đanh thép"

"Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" là chiến thắng có tầm chiến lược của quân đội và nhân dân Việt Nam, đóng vai trò trực tiếp và quyết định vào việc ép đế quốc Mỹ phải trở lại bàn đàm phán, ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Bà Phạm Thị Viễn bên khẩu súng cao xạ tại Bảo tàng Chiến thắng B52.

Sáng mãi chiến công của tự vệ Hà Nội

Trong trận chiến chống lại cuộc tập kích đường không của quân đội Mỹ những ngày cuối năm 1972, bên cạnh lực lượng chính quy, lực lượng dân quân tự vệ các cơ quan tại Hà Nội đã góp phần tạo nên lưới lửa dày đặc, cùng toàn thể quân dân tạo nên trận Điện Biên Phủ trên bầu trời Thủ đô. Đó là chiến thắng của thế trận chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc.
Các đại biểu dự Hội thảo kỷ niệm 50 năm chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”. (Ảnh: Phú Sơn)

Khẳng định trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam trong chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không

Nhân kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không (12/1972-12/2022), sáng 9/12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an và Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề: Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không 1972” - Sức mạnh Việt Nam và tầm vóc thời đại.
Kíp trắc thủ, phân đội 6 bộ đội tên lửa Thủ đô là đơn vị bắn rơi nhiều máy bay B-52 của Mỹ (12/1972). (Ảnh VĂN BẢO)

Tầm vóc của chiến thắng và bài học lịch sử đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Cách đây nửa thế kỷ, quân và dân ta đã đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược bằng máy bay B-52 của đế quốc Mỹ trên bầu trời miền bắc, góp phần buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Chiến thắng "Hà Nội-Ðiện Biên Phủ trên không" là một trong những chiến công oanh liệt nhất, biểu tượng của bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, để lại nhiều bài học quý trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thiếu tướng Phạm Trường Sơn, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam tặng hoa kíp chiến đấu Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 64, Sư đoàn 361. (Ảnh TUYÊN HUẤN)

Phát huy tinh thần chiến thắng trong xây dựng Quân chủng Phòng không-Không quân hiện nay

Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương Đảng và dự báo thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh; quán triệt sâu sắc lời căn dặn của Người: “Muốn bắt cọp thì phải vào tận hang”, ngay từ tháng 5/1966, theo chỉ thị của Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng Tư lệnh, Đảng ủy Quân chủng Phòng không-Không quân (PK-KQ) đã đưa Trung đoàn Tên lửa 238 vào tuyến lửa Vĩnh Linh vừa trực tiếp chiến đấu, vừa nghiên cứu cách đánh B-52.
Tiểu đoàn tên lửa 77, Trung đoàn 257 - đơn vị bắn rơi nhiều máy bay nhất trong Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không cách đây 50 năm. (Ảnh VIỆT TRUNG)

Tầm nhìn chiến lược của Đảng và Bác Hồ trong chỉ đạo làm nên thắng lợi

Với bản chất hiếu chiến và ngoan cố, đế quốc Mỹ đã phá vỡ đàm phán và bí mật lập kế hoạch chuẩn bị chiến dịch mang mật danh Linebacker II" vào đánh phá Hà Nội, Hải Phòng cuối tháng 12/1972. Nhưng với tầm nhìn chiến lược, Đảng và Bác Hồ đã dự đoán trước được âm mưu và thủ đoạn đó của địch, nên đã lãnh đạo, chỉ đạo quân và dân ta chủ động mở chiến dịch phòng không (CDPK) đánh bại cuộc tập kích đường không (TKĐK) chiến lược bằng B-52 của địch, làm nên Chiến thắng "Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không".