Đối tượng Phan Tấn Phong tại cơ quan Công an.

Khởi tố đối tượng giả danh cán bộ để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Ngày 25/3, Công an tỉnh Tiền Giang cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an tỉnh Tiền Giang) đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và bắt tạm giam 4 tháng đối với Phan Tấn Phong để điều tra, làm rõ, xử lý về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Cảnh báo Mã QR lừa đảo, giả danh đơn vị cấp nước

Cảnh báo người dân về thủ đoạn lừa đảo thanh toán tiền nước

Hiện, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh xuất hiện tình trạng một số đối tượng tội phạm công nghệ cao giả danh đơn vị cấp nước gọi điện yêu cầu khách hàng thanh toán tiền nước, nhắn tin với lời lẽ đe dọa về việc khách hàng bị cắt/đóng nước, đồng thời gửi đường link lạ hoặc mã QR qua Zalo hoặc tin nhắn SMS yêu cầu khách hàng thanh toán tiền nước. Khi khách hàng nhấn vào các đường link hoặc mã QR này để thực hiện thanh toán tiền nước, toàn bộ số tiền trong tài khoản có thể bị chiếm đoạt.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Tuyên Quang công bố Quyết định khởi tố bị can và Lệnh bắt để tạm giam đối với Nguyễn Đức Hoàn và Võ Thành Đạt.

Khởi tố, bắt tạm giam hai đối tượng mạo danh phóng viên để lừa đảo “chạy án”

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Tuyên Quang vừa ra Quyết định khởi tố bị can và Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Đức Hoàn, sinh năm 1989, trú tại xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên và Võ Thành Đạt, sinh năm 2000, trú tại xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Đơn trình báo của người đàn ông ở Quảng Bình bị đối tượng giả danh cán bộ thuế lừa đảo.

Quảng Bình: Một người bị mất 260 triệu vì làm theo lời “cán bộ thuế” qua điện thoại

Ngày 13/9, Chi cục Thuế khu vực Tuyên Hóa-Minh Hóa, thuộc Cục Thuế tỉnh Quảng Bình cho biết, vừa nhận được đơn trình báo của một cá nhân về việc bị đối tượng giả danh cán bộ Chi cục gọi điện lừa đảo. Đơn vị cũng đang đề nghị cơ quan công an điều tra, làm rõ. 
Người dân cần cảnh giác với các cuộc gọi điện thoại của đối tượng giả danh cơ quan chức năng. (Ảnh: SƠN TÙNG)

Cần có biện pháp cấp bách ngăn chặn lừa đảo qua điện thoại

Thời gian gần đây, lợi dụng sự cả tin của người dân, nhiều đối tượng xấu tiếp tục thực hiện hành vi giả danh cơ quan công an, cán bộ công an phường gọi điện hoặc nhắn tin cho người dân, hướng dẫn người dân cài đặt, kích hoạt tài khoản định danh điện tử qua ứng dụng VNeID giả mạo; hoặc yêu cầu, thúc ép người dân tạo tài khoản, điền một số thông tin cá nhân vào đường link do đối tượng cung cấp để bổ sung thông tin dân cư.
Công an phường Máy Tơ, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng tuyên truyền tới người dân về các thủ đoạn lừa đảo của tội phạm sử dụng công nghệ cao. (Ảnh TÚ QUYÊN)

Cảnh báo những thủ đoạn lừa đảo mới trên mạng xã hội

Thời gian gần đây liên tiếp xảy ra nhiều vụ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên mạng xã hội, khiến dư luận bức xúc. Phương thức, thủ đoạn của các đối tượng sử dụng khá mới, thường giả danh cán bộ, nhân viên các sàn thương mại điện tử, siêu thị điện máy. Để tạo lòng tin, một số đối tượng còn quảng cáo khóa tu mùa hè, mua vật phẩm phong thủy may mắn và đã có người dân bị lừa đảo, chiếm đoạt gần 3 tỷ đồng.
Tình hình tội phạm sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản diễn biến phức tạp.

Kiên Giang kêu gọi phòng, chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng

Trước tình hình tội phạm sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản diễn biến phức tạp, gây thiệt hại lớn cho người dân, gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hường đến an ninh, trật tự và đời sống của nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang đã phát thư kêu gọi toàn dân phòng, chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng.
Cán bộ Công an thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái hướng dẫn người dân đăng ký tài khoản định danh điện tử cấp độ 2 và phòng ngừa các thủ đoạn của tội phạm công nghệ cao. (Ảnh: THANH SƠN)

Ngăn chặn, xử lý nghiêm tội phạm công nghệ cao

Mặc dù lực lượng công an liên tục triệt phá các vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua Facebook, Zalo, điện thoại,... đồng thời thường xuyên cảnh báo các thủ đoạn mới của loại tội phạm này, nhưng vẫn có rất nhiều người dính bẫy lừa. Số tài sản bị chiếm đoạt của nạn nhân ít thì vài triệu đồng, nhiều thì cả tỷ đồng đã khiến dư luận bức xúc. Để ngăn chặn có hiệu quả loại tội phạm này cùng với sự nỗ lực của lực lượng công an thì mỗi người dân cần tự trang bị những kiến thức cơ bản.