Từ năm 1999 đến nay, tại Việt Nam có gần 90 sáng chế và giải pháp hữu ích nghiên cứu công nghệ tế bào gốc trong lĩnh vực y tế được đăng ký. Trong số này, có 19 đơn thuộc về các viện nghiên cứu, trường đại học, cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp trong nước.
Ông Phạm Văn Phúc, Viện Tế bào gốc, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh chia sẻ, liệu pháp tế bào đang trở thành một ngành công nghiệp; các sản phẩm tế bào và từ tế bào đang mở ra một ngành công nghiệp mới, dùng tế bào không chỉ để trị bệnh mà còn để tăng cường sức khỏe.
Anh Phạm Văn Thuấn (quê ở Ứng Hòa, Hà Nội) đã trở thành “nhân chứng” cho sức sống mãnh liệt của con người trước căn bệnh ung thư máu tại Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương trong suốt 15 năm qua.
Với những bệnh nhân mắc các bệnh về máu, ghép tế bào gốc có thể được coi là “thần dược”, giúp người bệnh khỏe mạnh, trở lại cuộc sống bình thường. Năm 2015, ca ghép tế bào gốc đầu tiên được thực hiện tại nước ta đánh dấu một bước ngoặt cho nền y tế nói chung và lĩnh vực huyết học truyền máu nói riêng. Đến nay Việt Nam đã hoàn toàn làm chủ kỹ thuật. Trong suốt hành trình 10 năm bền bỉ, hơn 100 bệnh nhân được hồi sinh, khỏe mạnh nhờ công nghệ này tại Trung tâm Huyết học và Truyền máu, Bệnh viện Bạch Ma.
Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công ca ghép tế bào gốc tự thân thứ 35 cho một bệnh nhi 4 tuổi bị u nguyên bào thần kinh. Đây là đơn vị đứng thứ hai trong cả nước về ghép tế bào gốc tự thân điều trị bệnh lý u đặc trẻ em, mở ra nhiều cơ hội sống cho các trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo tại khu vực miền trung - Tây Nguyên và cả nước.
Lần ghép tế bào gốc nửa hoà hợp từ người hiến là em trai ruột, Cấn Thị Hằng bị đào thải ghép. Lần ghép thứ 2, cô còn một cơ hội duy nhất nhận tế bào gốc từ người chị gái đang bị kẹt ở Nhật Bản do Covid-19. Cơ hội mong manh, nhưng nghị lực phi thường đã giúp Hằng vượt qua được bạo bệnh, trở về cuộc sống bình thường, nuôi giấc mơ thi đại học.
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An và Bệnh viện Đà Nẵng đã thực hiện thành công những ca ghép tế bào gốc tự thân đầu tiên nhờ sự chuyển giao kỹ thuật của Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương.
N.B.A đã có thể đến lớp như bạn bè cùng trang lứa sau những năm tháng đằng đẵng chịu nhiều thách thức của cuộc phẫu thuật ghép tế bào gốc chữa căn bệnh tan máu bẩm sinh. Em đã có một cuộc sống mới nhờ vào kỹ thuật y học hiện đại.
Chiều cuối đông, những người bệnh ung thư ngồi với nhau trong một không gian ấm cúng của chương trình "Câu chuyện mùa xuân", gạt bỏ nước mắt, đau buồn, họ kể cho nhau về những nỗ lực để vượt qua bạo bệnh, về sự trân trọng từng phút giây được sống, bình an bên nhau.
Mắc bệnh suy tủy xương, luôn nhập viện ở trong tình trạng cấp cứu, tiểu cầu thường xuyên giảm sâu, cô bé Quỳnh Như đã nhiều lần tha thiết xin mẹ được về vì không đủ sức chịu đựng những cơn đau hành hạ. Phép màu đến với cô bé từ cơ hội được ghép tế bào gốc.
Mất đứa con đầu lòng ở tháng thứ 5 khi phát hiện mình mắc ung thư máu, chị Trần Thị Thức (Tuyên Quang) đã vượt qua những ngày tăm tối nhất cuộc đời để lạc quan sống tiếp. 9 năm qua, chị đã vượt qua đau đớn vì bạo bệnh để tiếp tục vun đắp hạnh phúc gia đình nhỏ và chào đón thiên thần bé bỏng đến với anh chị.
Ghép tế bào gốc là phương pháp điều trị có hiệu quả cao với bệnh nhân suy tủy xương. Ước tính tỷ lệ sống thêm toàn bộ (OS) và sống thêm không bệnh (DFS) 5 năm sau ghép lần lượt là 84,8% và 91%.
Sau 15 năm ghép thành công ca ghép tế bào gốc đầu tiên cho trẻ bị suy tủy xương, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp tục chinh phục ca ghép đầy thách thức này lần thứ 2 cho bé trai N.N.T.P (bốn tuổi, ở Bắc Ninh) bị mắc bệnh suy tủy xương.
12 năm sau khi được các bác sĩ tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương triển khai ca ghép tế bào gốc đồng loài điều trị khỏi bệnh ung thư máu, anh Lâm Tiến Bình đã có cuộc sống khỏe mạnh. Anh là một trong số hàng trăm người đã tìm thấy cuộc đời mới sau khi được ghép tế bào gốc.