EU là thị trường tiềm năng cho dệt may Việt Nam, đặc biệt là những cơ hội lớn từ Hiệp định EVFTA, nhưng ngành cũng đối mặt với thách thức từ các quy định khắt khe về phát triển bền vững của EU. Để tận dụng cơ hội, doanh nghiệp dệt may Việt cần phát triển chuỗi cung ứng nội địa, áp dụng công nghệ sản xuất sạch và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh và hướng tới mở rộng thị phần tại EU.
Từ một nền kinh tế nông nghiệp khép kín, Việt Nam đã vươn lên trở thành trung tâm sản xuất và dịch vụ năng động chỉ trong vòng vài thập kỷ. Các hiệp định thương mại tự do và chính sách cải cách liên tục là động lực quan trọng giúp Việt Nam khẳng định vị thế trên bản đồ kinh tế toàn cầu, trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu và điểm đến đầu tư hấp dẫn.
Khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) đang tiến gần đến kỷ niệm 4 năm kể từ ngày có hiệu lực (ngày 1/8/2024), khảo sát Chỉ số niềm tin kinh doanh (BCI) của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cho thấy, EVFTA chắc chắn đã mở ra cánh cửa cho các doanh nghiệp châu Âu, đồng thời củng cố sức hấp dẫn của Việt Nam đối với các nhà đầu tư từ châu lục này.
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), Việt Nam là thị trường ngoài khối cung cấp chủng loại hàng rau, củ, quả lớn thứ 18 cho Đức trong 3 tháng đầu năm 2024, đạt khoảng 9,5 triệu USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm 2023.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, các hiệp định thương mại tự do (FTA) được coi là bước đà quan trọng để ngành thủy sản “cất cánh”, trong đó có cá tra.
Tổng Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Slovenia (CCIS) Vesna Nahtigal đề cập hàng loạt thuận lợi và những cơ hội đối với doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư, làm ăn tại Slovenia, một quốc gia có vị trí trung tâm châu Âu với nền kinh tế định hướng xuất khẩu cùng thế mạnh trong hàng loạt lĩnh vực như vận tải, logistics, kỹ thuật, dược phẩm... đồng thời có cảng Koper đóng vai trò là tuyến đường biển ngắn nhất để vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam đến các thị trường Trung và Đông Âu.
Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia sản xuất, xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất thế giới. Cùng với sự cạnh tranh quyết liệt với những quốc gia khác, các doanh nghiệp gỗ Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn tại các thị trường xuất khẩu do những quy định mới về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, thuế và các định chế thương mại liên quan.
Ngày 15/5, tại buổi làm việc với Đoàn công tác tỉnh Ninh Bình, do đồng chí Mai Văn Tuất, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh làm Trưởng đoàn, lãnh đạo Phòng Thương mại và Công nghiệp vùng thủ đô Ile-de-France (CCI Paris Ile-de-France) cho rằng hai bên có nhiều tiềm năng hợp tác đầu tư trong lĩnh vực du lịch sinh thái, công nghiệp chế biến, chế tạo công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi số và chống biến đổi khí hậu.
Khóa họp lần thứ 24 Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế, khoa học và kỹ thuật giữa Việt Nam và Bulgaria diễn ra sau 9 năm kể từ khóa họp lần thứ 23 tổ chức năm 2015 do nhiều lý do khách quan. Vì vậy, Khóa họp lần này đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc mở ra các cơ hội hợp tác trong lĩnh vực thương mại, đầu tư, kinh tế, giao thông... cũng như nhiều lĩnh vực khác mà hai bên cùng quan tâm.
Các hiệp định thương mại tự do (FTA) là cơ hội để Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút đầu tư và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Song, để tận dụng lợi thế các hiệp định, việc hoàn thiện thể chế, hệ thống chính sách pháp luật phù hợp các cam kết quốc tế là yêu cầu đặt ra.
Việt Nam và hai đối tác châu Âu là Hungary và Romania có những mối quan hệ hữu nghị, hợp tác tốt đẹp hơn 70 năm qua. Đây là tài sản quý giá và là động lực mạnh mẽ để các quốc gia cùng tiến những bước dài trên chặng đường phát triển của mình, nhất là trong bối cảnh tình hình thế giới chuyển biến phức tạp, sâu sắc.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh, Liên minh châu Âu (EU) là một trong những đối tác thương mại-đầu tư và viện trợ phát triển quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) đi vào thực thi đã giúp thương mại hai chiều giữa Việt Nam và EU tăng trưởng tích cực.
Ngày 16/1, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) công bố ấn bản Sách trắng thường niên lần thứ 15, cung cấp cái nhìn sâu sắc từ cộng đồng doanh nghiệp châu Âu về chính sách kinh doanh của Việt Nam.
Niềm tin của các doanh nghiệp châu Âu hoạt động tại Việt Nam đang có dấu hiệu phục hồi khi Chỉ số Niềm tin kinh doanh (BCI) đạt 46,3 trong quý IV/2023 - mức tăng trưởng báo hiệu sự ổn định.
Chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVFTA) đã đánh dấu cột mốc quan trọng trên chặng đường 30 năm hợp tác và phát triển giữa hai bên. Sau 3 năm thực thi, các chuyên gia kỳ vọng Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) sẽ hợp tác tốt hơn, nhất là phát triển nền kinh tế xanh trong tương lai.
Việc xây dựng thương hiệu tại thị trường nội địa đã khó, xây dựng thương hiệu tại thị trường lớn như EU còn khó khăn hơn. Tuy nhiên việc xây dựng thương hiệu là vô cùng quan trọng.
Đến hẹn lại lên, Tuần hàng Việt Nam tiếp tục trở lại với người tiêu dùng Pháp thuộc hệ thống siêu thị Carrefour tại thành phố Collegien (ngoại ô Paris), mang tới không khí rộn ràng vào đúng dịp Tết Trung thu. Đây là năm thứ ba siêu thị Carrefour tại thành phố này đồng hành cùng Tuần hàng Việt Nam.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam vào thị trường Liên minh châu Âu (EU) 6 tháng đầu năm 2023 đạt 2,1 tỷ USD, giảm 16,6% so với cùng kỳ năm 2022.
Hơn nửa thế kỷ trôi qua kể từ khi Việt Nam và Áo thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ giữa hai nước ngày càng phát triển tích cực với nhiều thành quả đáng tự hào. Đây là cơ sở để hai nước tiếp tục vun đắp quan hệ song phương bền chặt hơn nữa trong thời gian tới.
Với mục tiêu xây dựng Quảng Ngãi trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn, thuận lợi, minh bạch, an toàn, thời gian qua, song song với việc cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, tháo gỡ điểm nghẽn cho doanh nghiệp, tỉnh Quảng Ngãi còn chủ động kết nối, hỗ trợ và hướng dẫn thủ tục cho các nhà đầu tư. Nhờ đó, công tác xúc tiến, thu hút đầu tư của tỉnh có nhiều khởi sắc, góp phần tạo lực đẩy cho tăng trưởng kinh tế.
Qua gần 3 năm thực thi Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam (EVFTA) các hoạt động giao thương, kết nối đầu tư cho cộng đồng doanh nghiệp và người dân không ngừng được đẩy mạnh với mục tiêu lấy con người làm trung tâm trong phát triển kinh tế. Tuy nhiên thời gian qua đã xuất hiện những tiếng nói lạc lõng, thông tin sai sự thật đòi xóa bỏ EVFTA, gây ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối tác giữa Việt Nam và các nước trong Liên minh châu Âu (EU).
Ngày 4/4, tại Trụ sở Văn phòng Quốc hội (35 Ngô Quyền), Viện Nghiên cứu Lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức Hội thảo khoa học về hoàn thiện pháp luật bảo đảm sự phát triển của thị trường giao dịch hàng hóa tương lai trong bối cảnh cam kết của Việt Nam theo các hiệp định EVFTA và CPTPP.
Các chuyên gia của EuroCham khuyến nghị kinh tế xanh sẽ giúp Việt Nam thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, bảo đảm tính bền vững và hỗ trợ Đối tác chuyển dịch năng lượng công bằng.
Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước đạt con số kỷ lục 53,22 tỷ USD, tăng 9,3% so với năm 2021. Tuy nhiên, về thị trường xuất khẩu, tính đến hết tháng 11/2022, châu Á vẫn chiếm đến 44,7% thị phần, trong khi đó thị trường chất lượng cao và quan trọng như châu Âu chỉ chiếm 11,3% thị phần...
EU hiện là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân giai đoạn 2016-2021 đạt 7,5%, chiếm tỷ trọng bình quân 13,6% trong tổng xuất khẩu cả nước. Việt Nam cũng là đối tác thương mại lớn nhất của EU trong khối ASEAN và đứng thứ 11 trong số các nước cung ứng hàng hóa lớn nhất vào EU.
Chiều tối 15/12 (giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Bỉ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hội kiến Chủ tịch Thượng viện Bỉ Stephanie D’Hose.
Sáng 30/11, tại Tiền Giang, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) phối hợp Sở Công thương tỉnh Tiền Giang tổ chức hội thảo: “Bàn giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường khu vực EVFTA và CPTPP trong bối cảnh mới”.
Theo tính toán, tác động của EVFTA sẽ tạo thêm việc làm ở cả khu vực thành thị và nông thôn. EVFTA sẽ tạo thêm khoảng 146 nghìn việc làm cho giai đoạn 2022-2025, bình quân khoảng 36,5 nghìn người/năm (tăng 0,059% so với kịch bản không có EVFTA).