An ninh nguồn nước

Bài toán sống còn

Nước – khởi nguồn của sự sống. Ảnh: Thành Đạt

Nước – khởi nguồn của sự sống. Ảnh: Thành Đạt

Quá trình biến đổi khí hậu diễn ra khốc liệt trên toàn cầu khiến cho nguy cơ mất an ninh nguồn nước trở thành vấn đề cấp bách. Điều này đã và đang liên tục được nhắc đến, trước thềm Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28). Bảo đảm an ninh nguồn nước là mệnh lệnh của sự tồn vong, đối với loài người.

Ngày Lương thực Thế giới năm nay, 16/10/2023, có chủ đề: “Nước là sự sống, nước là thực phẩm. Không để ai bị bỏ lại phía sau” (Water is life, water is food. Leave no one behind”.

Hồi tháng 8, Viện Tài nguyên Thế giới (WRI) nhận định: “Thế giới đang đối mặt một cuộc khủng hoảng nước sạch chưa từng có, và nó đang càng ngày càng trở nên trầm trọng hơn, khi đi kèm các hệ lụy của quá trình biến đổi khí hậu”. Theo WRI, khoảng một nửa dân số thế giới đang đối mặt tình trạng “căng thẳng cao về nước sạch” trong ít nhất một tháng mỗi năm, và dự kiến tình trạng này sẽ ngày càng trở nên tồi tệ hơn.

“Nước là sự sống. Nước là thực phẩm”. Ảnh FAO

Bảo vệ an ninh nguồn nước cũng chính là bảo vệ an ninh lương thực toàn cầu. Ảnh: Thành Đạt

“Nước là sự sống. Nước là thực phẩm”. Ảnh FAO

Bảo vệ an ninh nguồn nước cũng chính là bảo vệ an ninh lương thực toàn cầu. Ảnh: Thành Đạt

Cuối tháng 9, Chính phủ Peru đã buộc phải ban bố tình trạng khẩn cấp tại 544 khu vực trong vòng 60 ngày, nhằm ứng phó nguy cơ thiếu nước. Trong khi đó, người dân Uruguay chật vật tìm nước uống khi phải hứng chịu đợt hạn hán tồi tệ nhất trong hơn 70 năm.

Tình trạng khan hiếm nước cũng ảnh hưởng đến 11% dân số Liên minh châu Âu (EU) trong mùa hè vừa qua. Tại khu vực Nam Á, hơn 74% dân số phải sống trong cảnh thiếu nước nghiêm trọng, trong khi ở Trung Đông và Bắc Phi, con số này là 83%.

Như Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc (FAO) khẳng định: Tài nguyên nước là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia. Trung bình một ngày, mỗi người cần uống từ 2-4 lít nước; và để làm ra số lương thực cần dùng cho mỗi con người trong mỗi ngày phải mất từ 2.000-5.000 lít nước.

Bảo vệ an ninh nguồn nước, hay nói ngắn gọn là “gìn giữ tài nguyên nước”, vì vậy, chính là trọng tâm để các quốc gia trên thế giới đạt những mục tiêu trong Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững và các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs).

Một nông dân nơi vùng hạn Ninh Thuận lo lắng cho cuộc sống do bị ảnh hưởng bởi hạn hán kéo dài. Ảnh: Thành Đạt

Một nông dân nơi vùng hạn Ninh Thuận lo lắng cho cuộc sống do bị ảnh hưởng bởi hạn hán kéo dài. Ảnh: Thành Đạt

Trên thực tế, các chính phủ đang đứng trước yêu cầu cấp bách phải bảo đảm việc tiếp cận nước công bằng cho mọi người dân, cũng như bảo vệ bền vững nguồn tài nguyên quý giá này. Trong vòng 20 năm qua, Trái đất đã mất khoảng một phần năm lượng nước ngọt sẵn có, và nếu không hành động ngay, tỷ lệ ấy sẽ là một phần ba, vào năm 2050.

Nước bao phủ khoảng 71% bề mặt Trái đất, nhưng chỉ khoảng 2,5% trong số đó là nước ngọt, thích hợp để uống cũng như sử dụng trong các lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp (chiếm tới 72% lượng nước ngọt được sử dụng toàn cầu). 

Bản đồ dự báo phân bổ nước của WRI thể hiện rõ: 60% số cây trồng cần tưới tiêu đang bị đe dọa bởi tình trạng căng thẳng về nước ở mức "cực kỳ cao," nhiều hồ chứa nước ngọt, sông suối trên thế giới đang dần cạn kiệt, nguồn nước ngầm đang suy giảm ở tốc độ rất nhanh.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, hơn 80% bệnh tật ở các quốc gia đang phát triển có liên quan đến ô nhiễm nguồn nước và môi trường. Tại Việt Nam, mỗi năm có đến 9.000 trường hợp tử vong, 200.000 người mắc bệnh ung thư, với nguyên nhân chính có liên quan đến việc sử dụng nước không an toàn.

Đây đã từng là một dòng nước xanh mát, một sinh quyển dồi dào. Ảnh: Thành Đạt

Đây đã từng là một dòng nước xanh mát, một sinh quyển dồi dào. Ảnh: Thành Đạt

Sự suy giảm nước ngầm được ghi nhận tại hàng chục nghìn địa điểm ở nước Mỹ. Ảnh: LA Times

Sự suy giảm nước ngầm được ghi nhận tại hàng chục nghìn địa điểm ở nước Mỹ. Ảnh: LA Times

Item 1 of 2

Đây đã từng là một dòng nước xanh mát, một sinh quyển dồi dào. Ảnh: Thành Đạt

Đây đã từng là một dòng nước xanh mát, một sinh quyển dồi dào. Ảnh: Thành Đạt

Sự suy giảm nước ngầm được ghi nhận tại hàng chục nghìn địa điểm ở nước Mỹ. Ảnh: LA Times

Sự suy giảm nước ngầm được ghi nhận tại hàng chục nghìn địa điểm ở nước Mỹ. Ảnh: LA Times

Trong khi đó, nước ngọt đang bị hoang phí. Cả khối lượng và chất lượng nước lại cũng đều đang suy giảm nhanh chóng do quản lý kém, khai thác nước ngầm quá mức, ô nhiễm và biến đổi khí hậu trong nhiều thập niên qua, song song đà tăng dân số toàn cầu. Sự cạnh tranh để giành nguồn tài nguyên vô giá này ngày càng gia tăng. Cùng đó, theo hãng tin Bloomberg, giao dịch buôn bán nước sạch lại đang trở thành một ngành kinh doanh đầy triển vọng.

Peru phải công bố tình trạng khẩn cấp ở 544 khu vực trên cả nước, do hạn hán. Ảnh: TeleSUR

Peru phải công bố tình trạng khẩn cấp ở 544 khu vực trên cả nước, do hạn hán. Ảnh: TeleSUR

Đối với vấn đề suy giảm nước ngầm tại Mỹ, một nguyên nhân lớn theo nhận định của The New York Times là nguồn tài nguyên thiên nhiên thiết yếu này không được quản lý hợp lý. “Chính phủ liên bang hầu như không có vai trò gì trong việc quản lý (nước ngầm), trong khi các bang riêng lẻ đã thực hiện một loạt các quy định thường là yếu kém”, The New York Times viết. “Vấn đề này cũng chưa được xem xét kỹ lưỡng ở quy mô quốc gia. Các nhà thủy văn học và các nhà nghiên cứu khác thường chỉ tập trung vào các tầng ngậm nước đơn lẻ hoặc những thay đổi theo khu vực”.

Trong khi đó, tại Mexico, cơn “khát nước” thậm chí còn gây ra các cuộc biểu tình và bạo lực giữa các tầng lớp xã hội, vì các khu vực giàu có hơn được cấp hạn ngạch nước cao hơn các khu vực nghèo hơn. Hồi giữa tháng 7 năm nay, cư dân của hai vùng ngoại ô của Monterrey biết được rằng một phần nước còn lại từ hồ chứa gần đó sẽ được chuyển về thành phố. Đáp lại, họ chặn đường cao tốc bằng hàng rào ô-tô, lốp xe, đá và cành cây, khiến giao thông đình trệ trong hai ngày. Sau đó, họ đập phá các đường ống nước.

Khủng hoảng trầm trọng do hạn hán ở vùng Sừng Châu Phi. Ảnh: UNPF

Khủng hoảng trầm trọng do hạn hán ở vùng Sừng Châu Phi. Ảnh: UNPF

Tệ hơn nữa, trong khi dân chúng phải hứng từng giọt thì các công ty đồ uống tại Mexico vẫn sử dụng hàng chục tỷ lít nước mỗi năm để đóng chai. Việc này khiến người dân vô cùng phẫn nộ. Jaime Noyola, giám đốc Liên minh người sử dụng dịch vụ công tại Mexico, nói: “Những công ty này, khi bán nước đóng chai như nguồn nước uống duy nhất, đã khiến sản phẩm của họ trở thành bắt buộc. Bây giờ, nước đắt gần bằng xăng”.

Vấn đề là, hơn 80% lượng nước được thải ra môi trường không được xử lý hoặc tái sử dụng. Gần một tỷ tấn thực phẩm (nghĩa là 17% tổng số thực phẩm có sẵn cho người tiêu dùng trên toàn thế giới) bị vứt bỏ mỗi năm, cũng chính là sự lãng phí các nguồn tài nguyên quý giá, tiêu biểu là nước, được sử dụng để sản xuất ra chúng.

Thay đổi nhận thức, từ cá nhân đến các định chế quản trị vĩ mô, như vậy, chính là điểm mấu chốt đầu tiên để thay đổi thực trạng về bảo vệ an ninh nguồn nước hiện tại. Như Tổng Giám đốc FAO Khuất Đông Ngọc nhấn mạnh: Tất cả chúng ta phải ngừng coi nước là tài nguyên vô hạn, và trọng tâm nhằm giải quyết những thách thức chồng chéo trước mắt phải là những kế hoạch phối hợp cấp quốc gia và khu vực.

Bảo đảm an ninh nguồn nước cho sinh hoạt đã và đang là vấn đề lớn cần có cơ chế, chính sách đồng bộ để giải quyết, nâng cao tính chủ động về nguồn nước, bảo đảm an toàn cấp nước cho sinh hoạt và nhu cầu thiết yếu của nhân dân ở mức cao nhất trong mọi tình huống, đặc biệt đối với các đô thị lớn.

-- Cục trưởng Quản lý Tài nguyên nước Châu Trần Vĩnh --

Đó cũng chính là những thách thức cơ bản được khẳng định ở cấp cao nhất, thông qua Kết luận số 36-KL/TW ngày 23/6/2022 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. 

Kết luận chỉ rõ: “Bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đạt được nhiều kết quả tích cực, cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đời sống, sinh hoạt của người dân”. Tuy nhiên, thực tế vẫn tồn tại một số hạn chế, yếu kém.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường: Việt Nam có 3.450 sông, suối, chiều dài từ 10 km trở lên nằm trong 108 lưu vực với 331.000 km2 lưu vực nằm trong lãnh thổ nước ta (chiếm 28,3% tổng diện tích của 108 lưu vực). Tổng lượng dòng chảy trung bình nhiều năm của các sông vào khoảng 830-840 tỷ m3. Cả nước có hơn 7.160 hồ chứa thủy lợi, với tổng dung tích ước tính khoảng 70 tỷ m3. Nguồn nước ngầm có trữ lượng khoảng 189,3 triệu m3/ngày đêm, tiềm năng có thể khai thác trung bình khoảng 61,2 triệu m3/ngày đêm.

Lượng mưa trung bình năm của Việt Nam khoảng 1.940-1.960 mm (tương đương 640 tỷ m3/năm), nằm trong số quốc gia có lượng mưa lớn trên thế giới.Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường: Việt Nam có 3.450 sông, suối, chiều dài từ 10 km trở lên nằm trong 108 lưu vực với 331.000 km2 lưu vực nằm trong lãnh thổ nước ta (chiếm 28,3% tổng diện tích của 108 lưu vực). Tổng lượng dòng chảy trung bình nhiều năm của các sông vào khoảng 830-840 tỷ m3. Cả nước có hơn 7.160 hồ chứa thủy lợi, với tổng dung tích ước tính khoảng 70 tỷ m3.

Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nguồn nước ngoại sinh. Ảnh: Đăng Khoa

Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nguồn nước ngoại sinh. Ảnh: Đăng Khoa

Nguồn nước ngầm có trữ lượng khoảng 189,3 triệu m3/ngày đêm, tiềm năng có thể khai thác trung bình khoảng 61,2 triệu m3/ngày đêm. Lượng mưa trung bình năm của Việt Nam khoảng 1.940-1.960 mm (tương đương 640 tỷ m3/năm), nằm trong số quốc gia có lượng mưa lớn trên thế giới.

Tuy nhiên, ngành tài nguyên cũng nhấn mạnh, nguồn nước mặt của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nguồn nước ngoại sinh. Hằng năm, các sông, suối xuyên biên giới chuyển vào nước ta khoảng 520 tỷ m3 nước, chiếm khoảng 63% tổng lượng nước mặt của Việt Nam. Nguồn nước nội sinh của Việt Nam chỉ đạt 4.200 m3/người/năm, thấp so với trung bình của Đông Nam Á là 4.900 m3/người/năm.

Phát biểu ý kiến tại hội thảo "An ninh và mất an ninh nguồn nước: tái thiết sự chung sống hòa bình với khoa học", tổ chức ngày 11/9 tại Bình Định, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết thêm: Trong vòng 50 năm qua, nhu cầu nước của Việt Nam đã tăng gấp ba lần.

50 năm qua, nhu cầu về nước của Việt Nam đã tăng gấp ba lần. Ảnh: Thành Đạt

50 năm qua, nhu cầu về nước của Việt Nam đã tăng gấp ba lần. Ảnh: Thành Đạt

Nhưng không chỉ vậy, việc sử dụng nước ở Việt Nam còn kém hiệu quả, lãng phí. Tổng lượng nước sử dụng cho nông nghiệp chiếm hơn 80%, nhưng mỗi đơn vị m3 nước chỉ tạo ra 2,37 USD GDP, trong khi mức trung bình toàn cầu là 19,42 USD (số liệu từ Ngân hàng Thế giới). 

Theo thống kê của Cục Phát triển đô thị, tính đến tháng 6/2023, tổng số đô thị cả nước là 898 đô thị, bao gồm hai đô thị loại đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, 22 đô thị loại I, 35 đô thị loại II, 45 đô thị loại III, 95 đô thị loại IV, 697 đô thị loại V. Dự báo đến năm 2030, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 45%, dân số đô thị đạt khoảng 46-47 triệu dân.

Song song sự phát triển vượt bậc của kinh tế-xã hội, nhu cầu sử dụng nước cũng ngày càng tăng cao. Dự báo, tổng nhu cầu nước năm 2025 của Việt Nam ước đạt khoảng 120,4 tỷ m3, tăng 3% so với hiện tại. Con số tương ứng năm 2030 và 2050 là 121,5 và 130,9 tỷ m3, tăng lần lượt 3,9% và xấp xỉ 12%. Với sự phình ra ngày một lớn của các đô thị, những vấn đề liên quan nước thải và cấp nước sinh hoạt cũng dần trở nên nghiêm trọng.

Thiếu nước sạch sinh hoạt ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống người dân khu đô thị Thanh Hà (Hà Nội). Ảnh: Sơn Bách

Thiếu nước sạch sinh hoạt ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống người dân khu đô thị Thanh Hà (Hà Nội). Ảnh: Sơn Bách

Tương lai nào cho những vùng đất khát? Ảnh: Thành Đạt

Tương lai nào cho những vùng đất khát? Ảnh: Thành Đạt

Item 1 of 2

Thiếu nước sạch sinh hoạt ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống người dân khu đô thị Thanh Hà (Hà Nội). Ảnh: Sơn Bách

Thiếu nước sạch sinh hoạt ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống người dân khu đô thị Thanh Hà (Hà Nội). Ảnh: Sơn Bách

Tương lai nào cho những vùng đất khát? Ảnh: Thành Đạt

Tương lai nào cho những vùng đất khát? Ảnh: Thành Đạt

Cùng với đó, nhiều vấn đề đe dọa an ninh nguồn nước ở nước ta xuất phát từ chính những nguyên nhân chủ quan. Đó là tình trạng ô nhiễm nguồn nước do xả thải bừa bãi không qua xử lý vào sông, suối, kênh, rạch; hoặc chôn lấp rác thải không đúng quy chuẩn, do khai thác khoáng sản, do sử dụng hóa chất bừa bãi trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Đó là tình trạng vi phạm hành lang bảo vệ nguồn nước làm biến đổi dòng chảy, suy giảm diện tích đất rừng-nguồn sinh thủy...

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng 26/10/2023, Quốc hội đã tiến hành thảo luận dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Đặc biệt, vấn đề quan trắc, giám sát tự động liên tục chất lượng nguồn nước để bảo đảm kiểm soát, cảnh báo sớm ô nhiễm nguồn nước khai thác theo quy định của Chính phủ, hay quy định mới trong việc kết nối, truyền dữ liệu về hệ thống giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước… là những yếu tố được người dân hết sức quan tâm.

Bạn tôi, một đạo diễn, khi thực hiện một bộ phim tài liệu về lực lượng nữ Thanh niên xung phong trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, từng được nghe những câu chuyện trần trụi, khốc liệt, đau đớn, nhưng cực kỳ chân thực. Như là, phần thưởng cho các nữ thanh niên xung phong, y bác sĩ hay văn công ở hỏa tuyến có lúc đơn giản chỉ là một xô nước sạch.

Khi đến tháng, nỗi thèm muốn có nước sạch ở vài binh trạm lớn đến nỗi hồi tưởng lại, các bà, các cô vẫn đùa rằng họ sẵn sàng “yêu bất cứ ai mang nước sạch đến cho mình”. Nếu không có ai, họ sẽ phải đi, vừa đi vừa ngã, suốt vài cây số luồn rừng, để xách được nước về. Có người vấp mìn, không về nữa. Có người về đến nơi, nước đã sánh ra, chỉ còn một chút dưới đáy xô. “Thiên đường hạnh phúc” của họ là tìm được một dòng suối, để ngâm mình xuống, thật lâu, cho dòng nước cuốn đi mọi mệt mỏi bức bối…

Lực lượng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Ninh Thuận mang nước sạch đến cho người dân thôn Tà Nôi. Ảnh: Thành Đạt

Lực lượng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Ninh Thuận mang nước sạch đến cho người dân thôn Tà Nôi. Ảnh: Thành Đạt

Nụ cười trên đường mang nước sạch về nhà, ở Tà Nôi. Ảnh: Thành Đạt

Nụ cười trên đường mang nước sạch về nhà, ở Tà Nôi. Ảnh: Thành Đạt

Người dân thôn Tà Nôi (Ninh Sơn, Ninh Thuận) tích trữ nước sạch. Ảnh: Thành Đạt

Người dân thôn Tà Nôi (Ninh Sơn, Ninh Thuận) tích trữ nước sạch. Ảnh: Thành Đạt

Một em bé Tà Nôi bên vũng nước đục còn sót lại dưới suối. Ảnh: Thành Đạt

Một em bé Tà Nôi bên vũng nước đục còn sót lại dưới suối. Ảnh: Thành Đạt

Đàn dê của người dân trên lòng hồ Phước Trung (huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận) đã cạn trơ đáy. Ảnh: Thành Đạt

Đàn dê của người dân trên lòng hồ Phước Trung (huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận) đã cạn trơ đáy. Ảnh: Thành Đạt

Item 1 of 5

Lực lượng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Ninh Thuận mang nước sạch đến cho người dân thôn Tà Nôi. Ảnh: Thành Đạt

Lực lượng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Ninh Thuận mang nước sạch đến cho người dân thôn Tà Nôi. Ảnh: Thành Đạt

Nụ cười trên đường mang nước sạch về nhà, ở Tà Nôi. Ảnh: Thành Đạt

Nụ cười trên đường mang nước sạch về nhà, ở Tà Nôi. Ảnh: Thành Đạt

Người dân thôn Tà Nôi (Ninh Sơn, Ninh Thuận) tích trữ nước sạch. Ảnh: Thành Đạt

Người dân thôn Tà Nôi (Ninh Sơn, Ninh Thuận) tích trữ nước sạch. Ảnh: Thành Đạt

Một em bé Tà Nôi bên vũng nước đục còn sót lại dưới suối. Ảnh: Thành Đạt

Một em bé Tà Nôi bên vũng nước đục còn sót lại dưới suối. Ảnh: Thành Đạt

Đàn dê của người dân trên lòng hồ Phước Trung (huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận) đã cạn trơ đáy. Ảnh: Thành Đạt

Đàn dê của người dân trên lòng hồ Phước Trung (huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận) đã cạn trơ đáy. Ảnh: Thành Đạt

Chiến tranh lùi xa, thì đến thời bao cấp. Nước sạch không còn quý như máu nữa, nhưng ngay ở Thủ đô Hà Nội, cũng có biết bao nhiêu thế hệ, bao nhiêu con người biết mặt nhớ tên nhau nhờ đứng xếp hàng ở các vòi nước công cộng, thậm chí là vào rạng sáng hay nửa đêm.

Và cũng mới mấy năm gần đây thôi, những ánh mắt tuyệt vọng của bà con trồng thanh long tại Ninh Thuận, khi không có cách nào cứu thành quả lao động của mình dưới trởi nắng lửa, vẫn còn như đau đáu.

Hàng trăm người dân khu đô thị Thanh Hà (Hà Nội) phải xếp hàng dài chờ hứng nước sạch. Ảnh: Sơn Bách

Hàng trăm người dân khu đô thị Thanh Hà (Hà Nội) phải xếp hàng dài chờ hứng nước sạch. Ảnh: Sơn Bách

Tương lai, bằng mọi giá, không thể là sự lặp lại những nỗi ám ảnh ấy từ quá khứ…

Bà Nguyễn Hồng Phượng - Phó Chánh Văn phòng thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam

Ý thức rõ về vị thế là quốc gia cuối nguồn trong lưu vực sông Mê Công và tầm quan trọng của việc tham gia Ủy hội sông Mê Công quốc tế giúp bảo vệ lợi ích quốc gia, trong mọi hoạt động hợp tác đa phương, Việt Nam luôn chủ động nêu cao vai trò của Ủy hội; kiến nghị gắn kết, phối hợp với Ủy hội trong mọi hoạt động liên quan.

Trước bối cảnh các nước gia tăng khai thác sử dụng nước trên lưu vực, Việt Nam đã đề nghị các quốc gia thành viên Ủy hội tăng cường chia sẻ thông tin về các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, nhất là thông tin về kế hoạch xây dựng các dự án khai thác tài nguyên nước trên lưu vực và vận hành công trình, không chỉ trên dòng chính mà cả trên các dòng nhánh sông Mê Công; tuân thủ các quy định của Hiệp định Mê Công 1995 và các quy chế, thủ tục liên quan, đặc biệt là áp dụng Hướng dẫn đánh giá tác động xuyên biên giới của Ủy hội nhằm giảm tối đa tác động của các hoạt động phát triển, góp phần đạt mục tiêu phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công, bảo đảm an ninh nguồn nước của lưu vực.

Điểm quan trọng mấu chốt là các quốc gia trong Tiểu vùng sông Mê Công cần tiếp tục xây dựng và củng cố lòng tin thông qua việc công khai, minh bạch, kịp thời và thiện chí trong trao đổi, chia sẻ thông tin về kế hoạch, dự định phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước sông Mê Công. Đó là nền tảng cho các quan hệ hợp tác lâu dài và bền vững, từ đó góp phần đạt mục tiêu phát triển bền vững và bảo đảm an ninh nguồn nước của lưu vực.

Nhu cầu phát triển kinh tế trong Tiểu vùng sông Mê Công là rất lớn. Ảnh: Thanh Trúc.

Nhu cầu phát triển kinh tế trong Tiểu vùng sông Mê Công là rất lớn. Ảnh: Thanh Trúc.

Ngày xuất bản: 12/11/2023
Tổ chức xuất bản: VŨ MAI HOÀNG
Nội dung: LƯU LAN HƯƠNG, VÕ HOÀNG, MINH PHÚ, THANH THỂ, NGUYỄN KHÁNH
Trình bày: PHAN ANH, DUY LONG