Các nhân chứng của Reuters cho biết mắc ma đã phá hủy ít nhất 4 tòa nhà ở làng Callejon de la Gata.
“Các dòng chảy dung nham mới vào lúc sáng sớm đã thiêu rụi thêm nhiều tài sản. Thật bất lực và đau đớn khi đối mặt với quá nhiều thiệt hại”, ông Anselmo Pestana, đại diện chính phủ Tây Ban Nha tại quần đảo Canary, chia sẻ trên Twitter.
Theo thông tin từ Viện Địa chất Quốc gia Tây Ban Nha, ngày hôm nay ghi nhận 37 cơn địa chấn trên đảo La Palma, với cường độ mạnh nhất lên tới 4,1 độ Richter.
Tuy nhiên, cơ quan điều hành sân bay Tây Ban Nha AENA cho biết, sân bay địa phương đã hoạt động trở lại từ ngày 9/10 sau 2 ngày tạm đóng cửa do ảnh hưởng của tro bụi núi lửa. Trong khi đó, các sân bay khác trên quần đảo Canary cũng đều mở cửa đón khách.
Theo số liệu từ Dịch vụ quản lý khẩn cấp Copernicus của Ủy ban châu Âu, kể từ khi bắt đầu phun trào ngày 19/9, dung nham núi lửa Cumbre Vieja đã phá hủy gần 1.150 tòa nhà và bao phủ diện tích rộng 480 ha.
Khoảng 6.000 người đã được sơ tán khỏi nhà của họ trên đảo La Palma, nơi có khoảng 83 nghìn cư dân sinh sống.
Những tia chớp đã được nhìn thấy gần nơi phun trào rạng sáng ngày hôm nay. Một nghiên cứu được tạp chí Geophysical Research Letters công bố vào năm 2016 chỉ ra rằng, sét có thể được tạo ra trong quá trình phun trào núi lửa vì sự va chạm của các hạt tro tạo ra điện tích.
Người phát ngôn của Cơ quan kiểm soát điều hướng trong không phận Tây Ban Nha (ENAIRE) khuyến cáo, các hãng hàng không khai thác chuyến bay đến quần đảo Canary nên trang bị thêm nhiên liệu dự trữ đề phòng trường hợp máy bay phải đổi hướng hoặc hoãn hạ cánh vì tro bụi núi lửa.
[Ảnh] Núi lửa đang phun trào tại đảo La Palma, Tây Ban Nha
Núi lửa đảo La Palma hoạt động tăng cường, sân bay buộc phải đóng cửa
Dung nham từ núi lửa Cumbre Vieja, đảo La Palma tràn xuống biển