Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong nhiều ngành, lĩnh vực có vài trò, vị trí quan trọng của nền kinh tế.

Tăng quyền tự chủ để doanh nghiệp Nhà nước hoạt động hiệu quả hơn

Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 10/2019/NĐ-CP để Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, các tập đoàn, tổng công ty có căn cứ pháp lý thực hiện quyền tự chủ, tự quyết trong hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh năm 2024.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đến dự và chỉ đạo hội nghị. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Doanh nghiệp nhà nước phải tiên phong, giữ vai trò chủ đạo, dẫn dắt trong nền kinh tế

Sáng 3/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ gặp mặt đầu Xuân các doanh nghiệp nhà nước tiêu biểu trên cả nước để bàn giải pháp vượt qua khó khăn, thách thức, triển khai hiệu quả nhiệm vụ năm 2024. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái và Trần Lưu Quang; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương; khoảng 130 doanh nghiệp nhà nước tiêu biểu.
Ảnh minh họa.

Đổi mới quản trị, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư phát triển của các doanh nghiệp nhà nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới quản trị, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư phát triển của các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước.
PVN khai thác dầu khí tại mỏ Rạng Đông.

Doanh nghiệp nhà nước đầu tư ra nước ngoài 6,6 tỷ USD

Theo Báo cáo của Chính phủ về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp, tính đến ngày 31/12/2022, có 30 doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện đầu tư ra nước ngoài. Việc đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp này không hoàn toàn do công ty mẹ trực tiếp đầu tư mà chủ yếu do các công ty con thực hiện.
19 tập đoàn, tổng công ty do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu chiếm khoảng 49% vận tải hành khách hàng không nội địa. Trong ảnh: Lực lượng an ninh hàng không sân bay Nội Bài kiểm tra an ninh đối với khách đi máy bay.

Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trong mô hình quản trị vốn nhà nước mới

Năm 2018, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Ủy ban) được thành lập theo Nghị quyết số 09/NQ-CP của Chính phủ nhằm thực hiện chủ trương tách bạch chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp và chức năng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, khắc phục tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi” trong quản lý doanh nghiệp nhà nước (DNNN) theo mô hình bộ chủ quản doanh nghiệp.
Quang cảnh tọa đàm.

Hướng tới mục tiêu hiệu quả hơn trong quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Tiếp tục hoàn thiện, đổi mới mô hình cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp là một trong những nội dung quan trọng nhất để thực hiện cho được mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực doanh nghiệp nhà nước, trở thành lực lượng dẫn dắt, tiên phong, mở đường.
Doanh nghiệp nhà nước góp phần giữ ổn định kinh tế vĩ mô

Doanh nghiệp nhà nước góp phần giữ ổn định kinh tế vĩ mô

Trong thời điểm nền kinh tế chịu tác động tiêu cực vì đại dịch Covid-19 cũng như giai đoạn phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội với rất nhiều khó khăn thách thức, những đóng góp của khối doanh nghiệp nhà nước càng trở nên nổi bật thông qua nỗ lực thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao.
Đại biểu Phan Đức Hiếu (Đoàn Thái Bình) cho ý kiến về mở rộng phạm vi áp dụng của Luật Đấu thầu. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Ý kiến khác nhau về việc áp dụng Luật Đấu thầu đối với công ty con của doanh nghiệp nhà nước

Sáng 24/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi), trong đó việc có nên mở rộng phạm vi áp dụng của Luật đối với công ty con của doanh nghiệp nhà nước hay không thu hút sự quan tâm của nhiều đại biểu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trần Hồng Hà chủ trì buổi làm việc.

[Ảnh] Thủ tướng chủ trì hội nghị với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và 19 tập đoàn, tổng công ty

Sáng 18/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị làm việc với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước trực thuộc Ủy ban về giải pháp đổi mới hoạt động của Ủy ban và phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, góp phần thực hiện kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế-xã hội.
Quang cảnh hội nghị.

Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong các đơn vị doanh nghiệp Nhà nước

Ngày 3/3, tại Hà Nội, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương tổ chức Hội nghị triển khai nghiên cứu, học tập nội dung cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Nhà máy xi-măng VICEM Bỉm Sơn, đơn vị thành viên của VICEM.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước

Từ Nghị quyết Trung ương 3, khóa IX đến Nghị quyết Trung ương 5, khóa XII (Nghị quyết số 12, ngày 3/6/2017), đã xác lập những vấn đề cơ bản về nhận thức và thực tiễn đối với quá trình cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 12, đã có những bước chuyển rõ nét về chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh của DNNN, đồng thời đặt ra nhiều vấn đề cần quyết liệt xử lý trong quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp, trong đó có việc nhấn mạnh vai trò của các tổ chức đảng.
(Ảnh minh họa)

Đưa doanh nghiệp Nhà nước trở lại quỹ đạo phát triển

Doanh nghiệp nhà nước hiện giữ vị trí chi phối trong nhiều lĩnh vực quan trọng và cung ứng một số nguyên vật liệu đầu vào cơ bản cho nền kinh tế. Hơn 2 năm bùng phát đại dịch Covid-19, doanh nghiệp nhà nước đã thể hiện tốt vai trò giữ ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Nhưng trở lại trạng thái bình thường mới, không ít doanh nghiệp nhà nước lại gặp khó khăn trong quá trình khắc phục hậu quả của đại dịch vì ràng buộc nhiều cơ chế, chính sách.
Hội nghị quốc tế “Tăng cường hợp tác với các quỹ đầu tư nhằm huy động tài chính xanh phục vụ tăng trưởng bền vững và cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước”.

Tin tưởng vào tiềm năng tăng trưởng và cơ hội đầu tư bền vững tại Việt Nam

Chiều 25/11, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã phối hợp tổ chức Hội nghị quốc tế “Tăng cường hợp tác với các Quỹ Đầu tư nhằm huy động tài chính xanh phục vụ tăng trưởng bền vững và cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước”.