Các bác sĩ tham gia đình công phản đối kế hoạch tuyển thêm sinh viên y khoa tại Yongsan, Hàn Quốc, ngày 25/2/2024. (Ảnh: Yonhap/TTXVN) Các bác sĩ tham gia đình công phản đối kế hoạch tuyển thêm sinh viên y khoa tại Yongsan, Hàn Quốc, ngày 25/2/2024. (Ảnh: Yonhap/TTXVN)

Cuộc khủng hoảng y tế ở Hàn Quốc: Tổn thất không thể đong đếm

Các bệnh viện lớn ở Hàn Quốc đang phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề khi cuộc đình công của hàng nghìn bác sĩ thực tập trên toàn quốc bước sang tuần thứ 8. Giới chuyên gia nhận định, ngoài thiệt hại kinh tế đối với các bệnh viện, những tổn thất về mặt tinh thần và niềm tin của người bệnh là không thể đong đếm.
Nhà máy trở lại hoạt động bình thường khi công ty và công nhân thống nhất được phương án giải quyết.

Hơn 300 công nhân may ở Nghệ An đã trở lại làm việc

Sáng 26/2, ông Lê Thiết Hùng, Chủ tịch Liên đoàn lao động huyện Thanh Chương (tỉnh Nghệ An) cho biết: Đến sáng nay, đã có 315 trong tổng số 320 công nhân may của Công ty trách nhiệm hữu hạn Sein Together Vinh Vina (đóng tại xã Thanh Khê, huyện Thanh Chương) quay trở lại nhà máy để làm việc; 5 công nhân còn lại có việc gia đình nên đang xin nghỉ.
Các y tá đình công bên ngoài Bệnh viện St Thomas, ở London, Anh, ngày 6/2/2023. Ảnh: REUTERS

Công đoàn y tá Anh từ chối đề xuất tăng lương của Chính phủ

Công đoàn ngành y tá (RCN) của Anh thông báo các thành viên công đoàn này đã từ chối một đề xuất tăng lương của chính phủ và ngay lập tức tuyên bố tiếp tục đình công. Theo đó, đội ngũ y tá của RCN dự kiến sẽ đình công 48 giờ kể từ 20 giờ ngày 30/4. Trong cuộc đình công này, lần đầu tiên có nhân viên các khoa cấp cứu, chăm sóc đặc biệt và khoa điều trị ung thư tham gia.
Người dân tham gia một cuộc biểu tình phản đối kế hoạch cải cách lương hưu của Chính phủ Pháp tại Nantes ngày 18/3/2023. (Ảnh: Reuters)

Các nước châu Âu đối mặt làn sóng tuần hành

Pháp chuẩn bị đương đầu với làn sóng biểu tình mới trong bối cảnh chính phủ nước này áp đặt thông qua dự luật cải cách hưu trí gây tranh cãi. Từ tối 17/3, hàng nghìn người đã tham gia tuần hành tại Paris, tập trung ở phía đối diện tòa nhà Quốc hội để bày tỏ phản đối. Cảnh sát phải sử dụng súng hơi cay để giải tán đám đông. Khoảng 60 người đã bị bắt giữ sau vụ việc.
Các giáo viên tại Anh dự kiến tổ chức cuộc đình công vào ngày 1/2 tới. (Nguồn: PA/TTXVN)

Anh nỗ lực ngăn cuộc đình công diện rộng trong ngành giáo dục

Chiều 30/1, các lãnh đạo của Liên hiệp giáo dục quốc gia (NEU) - một tổ chức công đoàn ngành giáo viên Anh, đã gặp Bộ trưởng Giáo dục nước này, ông Gillian Keegan, để tiến hành cuộc đàm phán cuối cùng với chính phủ. Cuộc gặp với mục đích nhằm tránh một cuộc đình công của giáo viên trong tuần này, được dự báo sẽ ảnh hưởng tới hàng chục nghìn trường học ở Anh và xứ Wales.
Các công nhân tại cảng container Burchardkai ở Hamburg, Đức đình công và yêu cầu tăng lương, với biểu ngữ “Hãy ngăn chặn “con quái vật” lạm phát” phía sau, ngày 9/6/2022. (Ảnh: Reuters)

Nguy cơ bất ổn xã hội gia tăng ở châu Âu trước sức ép giá cả tăng cao

Theo Công ty tư vấn chiến lược và rủi ro toàn cầu Verisk Maplecroft (Anh), ngay cả các quốc gia giàu có ở châu Âu cũng đang phải đối mặt với nguy cơ bất ổn xã hội gia tăng trong mùa đông tới do giá năng lượng và chi phí sinh hoạt tăng cao, với nhiều cuộc đình công và biểu tình vẫn đang diễn ra trên khắp châu Âu.