Để kịp thời ngăn chặn dịch sởi lây lan và giảm số trường hợp tử vong do bệnh sởi, ngành y tế các địa phương đang nỗ lực triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng dịch sởi cho các nhóm trẻ trong độ tuổi. Đến hết ngày 31/3, các địa phương phải hoàn thành chiến dịch với tỷ lệ hơn 95% số trẻ trong độ tuổi được tiêm chủng vaccine phòng bệnh sởi.
Ngày 28/3, Đoàn kiểm tra, giám sát của Bộ Y tế đã có buổi làm việc tại tỉnh Nghệ An để hướng dẫn, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch và triển khai tiêm chủng vaccine phòng bệnh sởi.
Các nhà khoa học xác định nhiều loại dịch bệnh xuất hiện thời gian gần đây có nguồn gốc từ động vật hoang dã. Và nhiều loại động vật trong số này đang được giới đông y sử dụng như một vị thuốc. Để bảo vệ mình và cộng đồng, các nhà khoa học tham gia hội thảo "Y học cổ truyền và bảo tồn động vật hoang dã - Hướng đi từ dược liệu thay thế" tổ chức tại thành phố Huế đã kêu gọi người bệnh hãy hỏi lương y của mình về thành phần có trong các vị thuốc đã kê đơn.
Ghi nhận từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Bình, dịch sởi có chiều hướng tăng hơn cùng kỳ năm 2024, xuất hiện nhỏ lẻ, rải rác tại các huyện, thành phố và nằm trong tầm kiểm soát của y tế địa phương.
Triển khai Công điện số 23/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine phòng dịch sởi, Hà Nội mở rộng nhóm đối tượng được tiêm vaccine xuống nhóm trẻ 6 đến dưới 9 tháng tuổi.
Ngày 21/3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Nghệ An cho biết, đầu năm 2025 đến ngày 18/3, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 1.210 trường hợp sốt phát ban nghi sởi.
Những ngày qua, nhiệt độ tại các tỉnh miền núi phía bắc giảm mạnh, trời rét đậm, một số khu vực vùng núi cao có băng giá, ảnh hưởng việc sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi.
Trong những ngày qua, hàng chục trẻ ở xã Trà Leng, huyện Nam Trà My (Quảng Nam) nhập viện điều trị với triệu chứng sốt phát ban. Trước tình hình dịch bệnh sốt phát ban nghi sởi diễn biến phức tạp tại Nam Trà My, tỉnh đã khẩn trương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh này.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm qua (25/1) đã vận chuyển bằng đường hàng không 1,4 tấn hàng hóa và vật tư y tế đến Tanzania để chống lại đợt bùng phát bệnh do virus Marburg (MVD) ở phía tây bắc của nước này.
Tết Nguyên đán, cũng là thời điểm giao mùa, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng cao đi cùng với nguy cơ lây lan dịch bệnh động vật. Do đó, cần tập trung vào việc ngăn chặn, phòng trừ dịch bệnh trên động vật trước, trong và sau Tết.
Ngày 26/12, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre Nguyễn Thị Bé Mười đã ký công văn gửi Sở Y tế và các đơn vị, ban ngành liên quan về việc tăng cường các giải pháp phòng, chống bệnh thủy đậu trên địa bàn.
Pháp đang tăng cường các hoạt động cứu trợ cho vùng lãnh thổ hải ngoại Mayotte bị bão Chido tàn phá, với 120 tấn thực phẩm dự kiến sẽ được phân phối vào ngày hôm nay (18/12) cho những người dân có nguy cơ đói ăn và bệnh tật.
Trước nguy cơ dịch cúm gia cầm lây lan và có khả năng xâm nhiễm vào địa bàn tỉnh, nhất là giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu các sở, ngành chức năng và các địa phương tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh.
Để bảo đảm kế hoạch tăng trưởng nuôi trồng thủy sản, phát triển sản xuất ổn định, tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu các sở, ngành chức năng và địa phương tăng cường chỉ đạo sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024.
Ngày 24/11, ông Hạ Bá Lỳ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Huồi Tụ (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) cho biết, chỉ trong vòng một tuần, hàng chục con trâu, bò trên địa bàn xã bỗng dưng bị chết.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hôm qua đã phê duyệt vaccine LC16m8 phòng bệnh đậu mùa khỉ của công ty dược phẩm KM Biologics (Nhật Bản) bào chế để sử dụng khẩn cấp. Đây là vaccine thứ hai nhận được sự chấp thuận này.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Châu Phi (Africa CDC) cảnh báo rằng, lục địa Châu Phi vẫn đang trong giai đoạn bùng phát dịch bệnh đậu mùa khỉ (Mpox) cấp tính khi số ca bệnh được báo cáo cho đến nay trong năm nay đã vượt mốc 50.000.
Năm 2024, đặc biệt là trong những tháng cuối năm, ngành nuôi tôm đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, nguyên nhân chính do chi phí sản xuất cao, dịch bệnh ngày càng nhiều, công tác quản lý dịch bệnh trên tôm nuôi còn nhiều khó khăn.
90% người mắc bệnh sởi được chuyển đến từ tỉnh, thành phố khác là thực trạng tại Khoa Nhiễm-Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh. Trong khi trẻ từ 1 đến 10 tuổi mắc bệnh sởi tại Thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu giảm thì số ca mắc tại các tỉnh lân cận đến Thành phố Hồ Chí Minh khám lại tăng mạnh.
Ngày 2/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Long An cho biết, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận virus cúm A (H5N1) trên các cá thể hổ chết tại vườn thú Mỹ Quỳnh, xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Ngành y tế Hà Nội nhận định, hiện đã bắt đầu giai đoạn cao điểm của dịch bệnh sốt xuất huyết hằng năm tại Hà Nội (từ tháng 9 đến tháng 11) với điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường, kết hợp mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi phát sinh muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết. Đáng lo ngại, kết quả giám sát tại một số ổ dịch vẫn ghi nhận chỉ số côn trùng cao vượt ngưỡng nguy cơ, dự báo số ca mắc sẽ tiếp tục gia tăng trên địa bàn thành phố thời gian tới.
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đề nghị các địa phương tăng cường phòng, chống dịch bệnh sởi trước thực tiễn từ đầu năm 2024 đến nay, số ca mắc bệnh sởi tăng hơn 8 lần so với cùng kỳ năm 2023 và có xu hướng gia tăng tại một số địa phương.
Theo báo cáo của Trung tâm phòng chống bệnh tật Sở Y tế Gia Lai, so với cùng kỳ năm 2023, năm nay dịch sốt xuất huyết giảm 58%. Tuy nhiên từ đầu năm 2024 đến nay trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã xuất hiện 510 ổ dịch, với 1.500 người mắc bệnh sốt xuất huyết.
Nhằm bảo đảm không để dịch bệnh ho gà bùng phát, hạn chế tối đa trường hợp mắc mới và tử vong, Sở Y tế tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu các đơn vị trực thuộc khẩn trương triển khai các giải pháp phòng, chống.
Thời gian qua, tình hình bệnh dại có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Theo cơ quan chức năng, trung bình mỗi năm nước ta có khoảng 500 nghìn người bị chó, mèo tấn công, phải điều trị dự phòng bằng vắc-xin dại và huyết thanh kháng dại tại các cơ sở y tế. Do vậy, để phòng, chống bệnh dại hiệu quả, cần huy động mọi nguồn lực từ các địa phương và sự chung tay của cả cộng đồng.
Do triển khai tiêm vắc-xin trên diện rộng, nên từ nhiều năm nay, bệnh bạch hầu đã cơ bản được khống chế. Hằng năm chỉ ghi nhận một số trường hợp lẻ tẻ do không tiêm hoặc tiêm không đủ liều, không tiêm nhắc lại vắc-xin phòng bệnh và thường xảy ra ở các khu vực vùng sâu, vùng xa, nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Bệnh bạch hầu nguy hiểm, nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh được.
Sau khi xảy ra trường hợp bệnh nhân tử vong do dịch bạch hầu trên địa bàn, ngành y tế Nghệ An và các địa phương đang tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống dịch. Mở rộng điều tra các trường hợp tiếp xúc, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An (CDC tỉnh Nghệ An) xác định được 119 người có tiếp xúc với bệnh nhân này từ lúc khởi phát đến lúc tử vong.