Ngày 26/6, Chủ tịch Tổ chức các quốc gia châu Mỹ, ông Luis Almagro đã lên án mạnh mẽ vụ đảo chính ở Bolivia. Ông nhấn mạnh, quân đội phải phục tùng chính quyền dân sự được bầu cử hợp pháp.
Ngày 26/6, Tổng thống Bolivia Luis Arce khẳng định sẽ bảo vệ nền dân chủ trước âm mưu đảo chính do cựu Tổng Tư lệnh Lực lượng quân đội nước này, ông Juan Jose Zuniga, cầm đầu.
Hội đồng châu Âu quyết định không gia hạn Sứ mệnh hợp tác quân sự của EU ở Niger (EUMPM) sau ngày 30/6/2024 do tình hình chính trị nghiêm trọng hiện nay tại quốc gia Tây Phi này.
Các lực lượng vũ trang của Cộng hòa Dân chủ Congo ngày 19/5 tuyên bố đã đẩy lùi một âm mưu đảo chính có sự tham gia của cả phần tử người Congo và người nước ngoài vào sáng cùng ngày (giờ địa phương).
Ngày 26/9, Mỹ thông báo nước này sẽ tạm ngừng triển khai một số chương trình viện trợ cho Gabon sau khi quân đội lên nắm quyền tại quốc gia này hồi tháng 8 vừa qua.
Theo hiến chương chuyển tiếp, không thành viên nào của chính phủ lâm thời có thể ứng cử trong cuộc bầu cử Tổng thống. Nhưng không có điều khoản nào ngăn cản Tướng Oligui tham gia cuộc bầu cử này.
Ngày 7/9, truyền hình quốc gia Gabon đưa tin, chính quyền quân sự ở nước này đã bổ nhiệm ông Raymond Ndong Sima, một đối thủ "lớn" của Tổng thống bị lật đổ Ali Bongo Ondimba, làm Thủ tướng lâm thời sau cuộc đảo chính ngày 30/8 vừa qua.
Các sĩ quan quân đội cầm đầu lực lượng đảo chính tại Gabon ngày 30/8 tuyên bố, họ đã lên nắm quyền lãnh đạo đất nước, đồng thời quản thúc Tổng thống Ali Bongo Ondimba và chỉ định một nhà lãnh đạo mới sau khi cơ quan bầu cử quốc gia tuyên bố ông Bongo đã tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 3.
ECOWAS sẽ ưu tiên và cố gắng tìm kiếm giải pháp hòa bình cho việc khôi phục trật tự hiến pháp tại quốc gia này và có thể sẽ cử một phái đoàn ngoại giao đến Niamey trong ngày 19/8.
Ngày 2/8, người đứng đầu quân đội nắm quyền ở Niamey, Tướng Abdourahamane Tian tuyên bố bác bỏ các biện pháp trừng phạt mà các nước láng giềng Tây Phi áp đặt đối với Niger và khẳng định sẽ không nhượng bộ trước bất kỳ mối đe dọa nào.
Ngày 2/8, nhiều quốc gia châu Âu thông báo chuẩn bị sơ tán công dân khỏi Niger do cuộc đảo chính tại quốc gia Tây Phi. Tuy nhiên, cả Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ đều cho biết, chưa có kế hoạch sơ tán công dân chính thức.
Hãng thông tấn SPA của Saudi Arabia ngày 29/7 đưa tin, Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) lên án mạnh mẽ cuộc đảo chính quân sự nhằm lật đổ Tổng thống Niger Bazoum.
Cộng đồng quốc tế tiếp tục lên án vụ đảo chính tại Niger, đặc biệt sau khi ngày 28/7, Tướng Abdourahamane Tchiani, người đứng đầu lực lượng bảo vệ Tổng thống từ năm 2011, tuyên bố mình là nhà lãnh đạo mới của quốc gia châu Phi bất ổn này và cảnh báo rằng bất kỳ sự can thiệp quân sự nào của nước ngoài sẽ dẫn đến tình trạng hỗn loạn.
Hãng Reuters đưa tin, Liên hợp quốc vẫn đang chuyển hàng viện trợ đến Niger mặc dù các quan chức của Liên hợp quốc tại nước này ngày 28/7 cho biết rằng, họ không có bất kỳ liên lạc nào với quân đội sau cuộc đảo chính vừa diễn ra.
Ngày 27/7, thông qua mạng xã hội, Tổng thống Niger Mohamed Bazoum tuyên bố sẽ bảo vệ những thành quả mà nền dân chủ của nước này đã vất vả có được, một ngày sau khi ông bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Guterres đã lên án hành động giành chính quyền bằng vũ lực trong âm mưu đảo chính ở bang Sahel, đồng thời kêu gọi các bên liên quan kiềm chế và bảo đảm trật tự hiến pháp.
Lính cận vệ đã chặn lối vào cả nơi ở của Tổng thống Bazoum và Phủ Tổng thống ở thủ đô Niamey, mặc dù không xuất hiện động thái triển khai quân sự bất thường hoặc tiếng súng nổ trong khu vực này.
Ngày 8/1, thêm nhiều quốc gia trên thế giới đã bày tỏ quan ngại về tình hình tại Brazil sau khi những người ủng hộ cựu Tổng thống Jair Bolsonaro đồng loạt tấn công trụ sở Quốc hội, Tòa án tối cao và cơ quan hành pháp ở thủ đô Brasilia.
Ngày 8/1, lãnh đạo nhiều nước ở khu vực Mỹ Latinh đã ngay lập tức lên tiếng ủng hộ Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva, sau khi những người ủng hộ cựu Tổng thống Jair Bolsonaro đã đồng loạt tấn công vào trụ sở Quốc hội, Tòa án tối cao và cơ quan hành pháp ở thủ đô Brasilia, những hành động được coi là nhằm thực hiện âm mưu đảo chính và ngăn cản các hoạt động của chính quyền mới vừa nhậm chức.
Cảnh sát Brazil ngày 29/12 thông báo đã bắt giữ ít nhất 4 người trong khuôn khổ cuộc điều tra một âm mưu đảo chính khi xảy ra cuộc bạo loạn của những người ủng hộ cựu Tổng thống cực hữu Jair Bolsonaro.
Ngày 21/12, Chính phủ Gambia thông báo đã ngăn chặn thành công 1 âm mưu đảo chính quân sự, bắt giữ 4 binh lính tình nghi tham gia kế hoạch lật đổ chính quyền của Tổng thống Adama Barrow.
Kênh truyền hình quốc gia của Burkina Faso cho biết người đứng đầu quân đội nước này và cũng là người đang nắm quyền lãnh đạo đất nước, Trung tá Paul-Henri Sandaogo Damiba, đã bị binh lính cách chức vào tối 30/9.
Ngày 19/8, ông Bankole Adeoye - người đứng đầu Hội đồng An ninh và hòa bình của Liên minh châu Phi (AU) - đã kêu gọi quốc tế hỗ trợ tiến trình chuyển đổi dân sự ở Burkina Faso, trong bối cảnh quốc gia này đang phải đối mặt với các cuộc tấn công thánh chiến.