Tết Katê của người Chăm.

Nâng cao đời sống văn hóa vùng đồng bào dân tộc

Trong những năm qua, huyện Tuy Phong (tỉnh Bình Thuận) tiếp tục triển khai phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở các thôn, xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã đạt được một số kết quả đáng phấn khởi. Bên cạnh đó, các thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều chuyển biến tích cực, không gian sinh hoạt khang trang và thuận lợi, đời sống kinh tế được nâng lên, phong trào văn hóa văn nghệ được phát triển mở rộng nâng cao về chất lượng, an ninh được giữ vững, giảm rõ các tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan.
Đại hội biểu thị các dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên nguyện đoàn kết sát cánh bên nhau trong khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam, xây dựng quê hương giàu đẹp.

Các dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên đoàn kết, phát triển

Trong 2 ngày 23 và 24/10, tại thành phố Thái Nguyên diễn ra Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên lần thứ IV-năm 2024. Các đồng chí: Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy và 250 đại biểu đại diện cho hơn 384.000 người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh dự Đại hội.
Thành phố Việt Trì - Trung tâm chính trị, kinh tế của tỉnh Phú Thọ ngày càng được xây dựng khang trang, sạch đẹp.

Phú Thọ khắc ghi lời dặn của Người

Đúng ngày này 70 năm trước, từ "Thủ đô kháng chiến” huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên về Phú Thọ, ngày 19/9/1954, Bác Hồ về thăm Đền Hùng. Nói chuyện cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn Quân tiên phong (nay là Sư đoàn 308) tại Đền Giếng, Người căn dặn “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Việt Nam sẽ tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Việt Nam sẽ tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân là mục tiêu phấn đấu, Việt Nam được Liên hợp quốc và bạn bè quốc tế xem như một câu chuyện thành công, một điểm sáng về xóa đói giảm nghèo, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Có được những thành tựu vĩ đại sau 79 năm thành lập nước, là do tinh thần yêu nước, đại đoàn kết toàn dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, khát vọng mãnh liệt về độc lập, tự do, hạnh phúc của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam; đồng thời, dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Kiểm tra các công trình thủy lợi để bảo đảm nguồn nước tưới cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Đẩy mạnh các mô hình nông nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số

Trong nhiều năm qua, huyện Bắc Bình (tỉnh Bình Thuận) tập trung các chương trình, nguồn vốn, mô hình cho đồng bào dân tộc thiểu số để phát triển kinh tế-xã hội, khơi dậy tinh thần đoàn kết, ý thức tự lực, tự cường của người dân.
Đưa hàng Việt đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đưa hàng Việt đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Theo Sở Công thương tỉnh Bình Thuận, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh đã tổ chức các phiên chợ hàng Việt về miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và hải đảo tạo điều kiện cho doanh nghiệp nắm bắt nhu cầu, thị hiếu, khách hàng, người tiêu dùng nhằm phục vụ cho việc cải tiến, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã phù hợp với thị trường trong và ngoài nước.
Thí sinh sáng tạo trong trình diễn trang phục truyền thống của người Cơ Ho.

Nét đẹp trang phục truyền thống

Tỉnh đoàn Lâm Đồng vừa tổ chức chung kết Hội thi Thanh niên với trang phục truyền thống các dân tộc Việt Nam trên địa bàn tỉnh. Qua các bộ trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc bản địa nam Tây Nguyên và sắc mầu văn hóa của các dân tộc đến từ mọi miền Tổ quốc hội tụ về Lâm Đồng, tuổi trẻ địa phương đã thể hiện được ý nghĩa, kiến thức và sự sáng tạo, để lại ấn tượng đối với người xem.
Hơ Văn Xá cùng lực lượng vũ trang ở huyện Mường Lát cấy lúa giúp dân.

Phát huy hiệu quả mô hình bộ đội gắn với dân bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sâu sát cơ sở, gần gũi đồng bào các dân tộc thiểu số ở huyện vùng cao biên giới Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa có Đội trưởng vũ trang Đồn Biên phòng Pù Nhi- Hơ Văn Xá. Là con em đồng bào H ’ Mông, Hơ Văn Xá luôn nỗ lực vượt khó, nói đi đôi với làm, đồng hành giúp đỡ bà con phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.
Trang phục truyền thống của người Ê Đê.

Sắc mầu trang phục truyền thống các dân tộc ở Đắk Lắk

Chương trình trình diễn trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk đã tạo ấn tượng tốt đẹp với người xem tại Ngày hội Văn hóa các dân tộc tỉnh Đắk Lắk năm 2023, do Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức tại thành phố Buôn Ma Thuột trong những ngày cuối tháng 11/2023.
Nghệ nhân ưu tú Bùi Thanh Bình ( bên trái) hướng dẫn các em học sinh tìm hiểu và đánh Chiêng Mường, CLB Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mường, trường THPT Quyết Thắng, Lạc Sơn – Hòa Bình.

Nâng cao ý thức bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Mường

NDO - Tìm hiểu về nhạc cụ dân tộc, tổ chức lớp truyền dạy chiêng Mường, thành lập câu lạc bộ (CLB) giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc… Đó là những hoạt động thiết thực và bổ ích của nhiều đơn vị, trường học tỉnh Hòa Bình nhằm giáo dục học sinh ý thức bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống, giúp các em thêm hiểu hơn về dân tộc mình… Qua đó góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Bà Trần Thị Kiều Thanh Bình, Giám đốc Trung tâm Thông tin, Báo Nhân Dân phát biểu khai mạc buổi tọa đàm.

Nâng cao nhận thức đồng bào DTTS thông qua công tác tuyên truyền, vận động

NDO- Ngày 23/11, Báo Nhân Dân phối hợp với các cơ quan chức năng tỉnh Hà Giang tổ chức tọa đàm “Nâng cao chất lượng chuyển tải thông tin đến đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn các tỉnh miền núi phía bắc”.
Sau khi học nghề điện lạnh, anh Trần Anh Vũ (bên trái) làm chủ kinh tế với thu nhập tăng cao.

Hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số học nghề và kết nối việc làm

NDO- Phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi là một trong những nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Tham gia lớp học nghề ngắn hạn do Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang phối hợp trường nghề tổ chức giúp nhiều thanh niên nông thôn, thanh niên dân tộc thiểu số trên địa bàn có việc làm ổn định, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.
 Công ty Điện lực Sơn La bàn giao nhà cho gia đình ông Thào Giống Sếnh, dân tộc H’Mông, bản Ty, xã Chiềng Bôm, huyện Thuận Châu.

Hỗ trợ làm nhà cho hộ nghèo dân tộc H’Mông ở Sơn La

NDO-Ngày 23/11, hưởng ứng Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi về hỗ trợ làm nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số gặp khó khăn về nhà ở tại Sơn La, Công ty Điện lực Sơn La đã tổ chức bàn giao nhà ở cho một hộ đồng bào dân tộc H’Mông, bản Ty, xã Chiềng Bôm, huyện Thuận Châu.
Cán bộ điện lực Sơn La kiểm tra trước khi đóng điện cho 160 hộ dân tộc H’Mông bản Pá Nó.

Đầu tư công trình cấp điện lưới quốc gia cho 160 hộ đồng bào H’Mông

NDO- Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là một dự án quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đúng vào dịp Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm nay, 160 hộ đồng bào dân tộc H’Mông ở bản vùng cao Pá Nó, xã Tà Hộc, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đã được sử dụng điện lưới quốc gia.
Tiết mục khai mạc liên hoan.

Góp phần gìn giữ và lan tỏa tiếng Khmer trong cộng đồng

NDO- Chiều 20/11, Đài Phát thanh và Truyền hình Sóc Trăng (STV) và Ban Truyền hình tiếng Dân tộc (VTV5) Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức Liên hoan Tiếng hát Truyền hình tiếng Khmer khu vực Nam Bộ, lần thứ I năm 2023. Đây là hoạt động góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc th iểu số và miền núi.
Cán bộ Kiểm lâm Trạm Tấu kiểm tra rừng trồng.

Diện mạo mới ở huyện vùng cao Trạm Tấu

NDO- Với sự vào cuộc của các cấp, các ngành và phát huy nội lực đoàn kết của nhân dân, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện vùng cao Trạm Tấu (Yên Bái) đang từng bước được nâng lên và đổi thay từng ngày. Sự chuyển mình thành công đó đều nhờ các chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Đoàn Kinh tế-Quốc phòng 778 tặng bò giống cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo ở Tiểu khu 119.

Giúp đồng bào nghèo an cư lạc nghiệp

NDO-Dọc tuyến biên giới tỉnh Bình Phước, đi đến đâu điện, đường, trường trạm và các trung tâm mua sắm đông đúc và không ít người đồng bào người Xtiêng, M’nông, Khmer là những tỷ phú. Điều đáng mừng là mặt bằng chung khu vực đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sống dọc biên dưới ngày một đổi thay, nhiều hộ nghèo đã vươn lên nhờ chính sách an cư lạc nghiệp.
Nhiều giống lúa mới cho năng suất cao đã được huyện Ba Chẽ ứng dụng trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Chăm lo đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số ở Ba Chẽ

NDO- Ba Chẽ là huyện miền núi có tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm khá cao. Với sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đến nay Ba Chẽ đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần làm thay đổi căn bản diện mạo của vùng đất gian khó một thời này, từng bước xoá dần khoảng cách chênh lệch vùng miền.
Trình diễn trang phục dân tộc Si La của Lai Châu.

Không gian văn hóa đa sắc màu của các dân tộc có số dân dưới 10.000 người

NDO - Trong khuôn khổ của Ngày hội Văn hóa các dân tộc dưới 10.000 người lần thứ I, ngày 4/11 đã diễn ra Liên hoan văn nghệ quần chúng và trình diễn trang phục truyền thống với sự tham gia của 9 tỉnh, gồm: Lai Châu, Thái Nguyên, Kon Tum, Tuyên Quang, Nghệ an, Hà Giang, Điện Biên, Lào Cai và Cao Bằng.
Lớp bồi dưỡng nhằm cập nhật những kiến thức mới về công tác dân tộc cho đội ngũ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp. Ảnh: Văn Long

Khai mạc lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc

NDO- Nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số, thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025, ngày 23/10, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng tổ chức khai mạc lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc năm 2023.
Cán bộ Hội Phụ nữ xã Hua Thanh tuyên truyền kiến thức pháp luật đến nhân dân trên địa bàn.

Đưa kiến thức pháp luật đến đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao, biên giới

NDO - Điện Biên là tỉnh miền núi biên giới, có 19 dân tộc anh em cùng sinh sống; trong đó có những dân tộc thiểu số rất ít người, như: Cống, Si La, Phù Lá tập trung ở địa bàn vùng cao, đời sống gặp nhiều khó khăn, trình độ nhận thức còn hạn chế.