Nghệ nhân Hồ Văn Tiêu dạy dân ca cho học sinh.

Người “truyền lửa” dân ca Bru-Vân Kiều

Sau nhiều năm làm Bí thư Đảng ủy xã miền núi Kim Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình), khi nghỉ chế độ, Nghệ nhân Hồ Văn Tiêu đã dành thời gian để sưu tầm nhạc cụ, dạy hát dân ca cho lớp trẻ, góp phần phục dựng và phát triển những tinh hoa âm nhạc truyền thống của dân tộc Bru-Vân Kiều ở quê hương.

Lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng và doanh nghiệp Viettel đến tặng quà an sinh cho một gia đình dân tộc thiểu số.

Bảo đảm an sinh xã hội cho đồng bào DTTS ở Sóc Trăng

Là một trong những địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long bị thiệt hại nặng vì dịch Covid-19, các cấp, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức, đoàn thể tỉnh Sóc Trăng luôn chung tay chăm lo cho người dân vượt qua khó khăn. Cùng với công tác chống dịch thì việc bảo đảm an sinh xã hội luôn được cả hệ thống chính trị đặc biệt chú trọng.

Trưởng bản Triệu Văn Lý (ngoài cùng) tham gia bóc quế cùng các hộ dân.

Trưởng bản người Dao gương mẫu

Vàng Ngần là bản xa nhất của xã Suối Quyền, huyện Văn Chấn (Yên Bái) với hơn 100 hộ dân tộc Dao sinh sống dọc các khe suối dưới các triền núi cao, giao thông khó khăn. Không cam chịu đói nghèo, với cương vị là Phó Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng bản Vàng Ngần, ông Triệu Văn Lý đã đi đầu trong phát triển kinh tế, vận động người dân trong bản thoát nghèo, giữ gìn phong tục tập quán tốt đẹp của người Dao.

Đại diện lãnh đạo Ủy ban Dân tộc và Trung ương Đoàn ký kết chương trình phối hợp công tác giữa 2 bên.

Từng bước chấm dứt nạn tảo hôn trong thanh niên dân tộc thiểu số

Chiều 10/12, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội nghị triển khai chương trình phối hợp công tác giữa Ủy ban Dân tộc và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2025, đề ra nhiều nội dung phát triển thanh thiếu nhi gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.

(Ảnh minh họa)

Để chính sách của Đảng, Nhà nước đến gần với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Vấn đề tuyên truyền ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới là vấn đề không mới. Đảng và Nhà nước đã ban hành và triển khai nhiều chính sách phát triển vùng dân tộc thiểu số. Công tác tuyên truyền đã có nhiều thành tựu đáng kể trong lĩnh vực thông tin và gợi mở ra nhiều phương hướng trong giai đoạn mới.

Mô hình sản xuất cây cà gai leo theo hướng hữu cơ tại thị xã An Khê (Gia Lai).

Nhân rộng các mô hình thanh niên làm kinh tế giỏi

Tỉnh Gia Lai hiện có hơn 300 nghìn thanh niên, trong đó chiếm 45% là người dân tộc thiểu số (DTTS). Với nghị lực và ý chí không cam chịu đói nghèo, nhiều thanh niên DTTS đã khắc phục khó khăn, vươn lên thoát nghèo, góp phần phát triển kinh tế quê hương.

Tiên phong làm giàu ở vùng phên giậu

Tiên phong làm giàu ở vùng phên giậu

Là tấm gương điển hình trong xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo, ông Lỳ Nọ Pó (trong ảnh) được cộng đồng người H’Mông ở bản Na Niếng, xã Tri Lễ, huyện miền núi Quế Phong (Nghệ An) tín nhiệm bầu là người có uy tín tiêu biểu suốt nhiều năm qua.

Vùng sản xuất chè đặc sản ở La Bằng (Thái Nguyên). Ảnh: HOÀNG MINH

Lan tỏa hương vị chè La Bằng

Nằm ở sườn đông dãy Tam Đảo hùng vĩ, khí hậu trong lành, đất đai màu mỡ, xã La Bằng, huyện Đại Từ (Thái Nguyên) có chín xóm với đồng bào tám dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Được thiên nhiên ưu đãi cùng với tâm huyết của người trồng chè đã dần tạo nên thương hiệu chè La Bằng nức tiếng gần xa.

Ðồng bào dân tộc Raglai (xã Phước Tiến, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận) thu hoạch lúa bằng máy.

Hiệu quả từ mô hình cánh đồng mẫu lớn

Năm 2020, xã Phước Chính được huyện Bác Ái (Ninh Thuận) chọn làm thí điểm mô hình dồn điền, đổi thửa để xây dựng cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa. Sau gần hai năm triển khai, mô hình đã giúp đồng bào Raglai từ bỏ tập quán canh tác lạc hậu, biết ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, cho thu nhập cao, từng bước ổn định cuộc sống.

Anh Ðiểu Cần (ngoài cùng) hướng dẫn cách chăn nuôi hiệu quả.

Xóa nghèo ở Bù Ðốp

Tích cực tuyên truyền, thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân, anh Ðiểu Cần, Trưởng thôn Thiện Cư, xã Thiện Hưng, huyện Bù Ðốp (Bình Phước) còn là người gương mẫu, đi đầu phát triển kinh tế.

Cán bộ, chiến sĩ biên phòng tỉnh Sơn La trực tiếp lên lớp dạy học cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Xây dựng xã hội học tập vùng biên giới Sơn La

Trong ba năm qua, ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Sơn La phối hợp cùng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh triển khai thực hiện Chương trình xây dựng xã hội học tập vùng biên giới. Nhờ đó đã góp phần giảm tỷ lệ học sinh bỏ học và nâng cao được chất lượng công tác xóa mù chữ, nhất là trong cộng đồng các dân tộc thiểu số tại địa phương.

Ông Kim Sai (bên phải) thường xuyên gần gũi thăm hỏi người dân trên địa bàn xóm ấp.

Tuổi cao nêu gương sáng

Nhiều năm nay, ông Kim Sai, Trưởng ban Quản trị chùa Khmer, ấp Nguyệt Lãng B, xã Bình Phú, huyện Càng Long (Trà Vinh) luôn được người dân địa phương tin tưởng, kính trọng.

Đóng gói các sản phẩm tại Hợp tác xã Thiên An, xã Vi Hương, huyện Bạch Thông.

Nông sản miền núi lên sàn thương mại điện tử

Để giúp người dân thích ứng với thị trường, vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn đã hỗ trợ đồng bào các dân tộc thiểu số tham gia giao dịch nông sản trên các sàn thương mại điện tử. Đây là cơ hội đưa sản phẩm thuộc Đề án chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nông sản của địa phương tiếp cận gần hơn với thị trường trong nước và nước ngoài.

Trưởng bản Thào A Gia (ngoài cùng bên trái) cùng cán bộ xã kiểm tra tiến độ thi công lớp học mầm non bản Huổi Khon 2.

Trưởng bản uy tín

Dù còn gặp nhiều vất vả, khó khăn trong phát triển kinh tế trên khoảnh đất ít ỏi của gia đình, vậy nhưng anh Thào A Gia, Trưởng bản Huổi Khon 2, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé (Điện Biên) vẫn sẵn lòng hiến thêm 200m2 đất để xây phòng học khang trang cho trẻ mầm non ngay tại bản, giúp các cô giáo và học sinh có điều kiện dạy và học tốt hơn.

Một buổi tuần rừng ở Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát (Lào Cai).

Vai trò của người có uy tín trong bảo vệ rừng ở Lào Cai

Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát (Lào Cai) rộng hơn 18 nghìn héc-ta, trải rộng trên năm xã vùng cao, phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống, giao thông rất khó khăn. Nhưng nhờ phát huy tốt vai trò, kinh nghiệm của người có uy tín ở thôn, bản trong các tổ bảo vệ rừng đã góp phần bảo vệ và phát triển rừng.

Ksor H’Nhi giới thiệu mô hình nấm sò.

Cô gái Gia Rai với mô hình trồng nấm sạch

Là người đầu tiên đưa mô hình trồng nấm sạch về làng, sau ba năm triển khai có hiệu quả, đến nay, mô hình của Ksor H’Nhi ở buôn Rưng Ma Nin, xã Ia Rbol, thị xã Ayun Pa (Gia Lai) đang từng bước khẳng định chất lượng, hướng tới mục tiêu xây dựng sản phẩm OCOP của địa phương.

Cán bộ xã Nà Nhạn tuyên truyền lợi ích tiêm vaccine đến đồng bào dân tộc H’Mông bản Pá Khôm.

Tuyên truyền về tiêm vaccine phòng Covid-19 cho đồng bào dân tộc thiểu số

Đặt hoàn thành mục tiêu tiêm đủ hai mũi vaccine phòng Covid-19 cho 100% dân số trong độ tuổi quy định, thời gian qua cùng với ngành y tế Điện Biên, cấp ủy, chính quyền các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã tích cực tuyên truyền, vận động, giải thích để người dân hiểu lợi ích tiêm vaccine phòng bệnh. Tuy nhiên, tại một số huyện vùng cao, biên giới còn tình trạng một bộ phận người dân tộc thiểu số chần chừ, trì hoãn tiêm.

Bà Srắt (làng Hrel, thị trấn Kon Dơng, huyện Mang Yang) chăm sóc đàn dê của gia đình.

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Gia Lai

Qua 10 năm đi vào đời sống, cuộc vận động "Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững" đã tác động mạnh mẽ đến đời sống của người dân, nhất là các hộ đồng bào DTTS ở các thôn, làng trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Nhiều mô hình, cách làm hay, sáng tạo được hình thành và nhân rộng, tạo được sức lan tỏa rộng lớn trong cộng đồng dân cư.

Cán bộ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Đắk Hà hướng dẫn người dân kỹ thuật chăm sóc cây cà-phê.

Hướng đi mới giúp người dân thoát nghèo

Với cơ chế hỗ trợ vốn theo hình thức cho vay từ nguồn ngân sách Trung ương không tính lãi, số nợ được trả dần trong ba năm, dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững tại huyện Đắk Hà (Kon Tum) đã mở ra một hướng đi mới giúp người dân thoát nghèo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Người dân bản Mường Tùng chăm sóc rừng.

Giữ rừng bằng quy ước

Bản Mường Tùng, xã Mường Tùng, huyện Mường Chà (Điện Biên) có 84 hộ gia đình đồng bào dân tộc Thái nhận quản lý, bảo vệ 527 ha rừng. Nhưng điều đặc biệt lại không đơn thuần ở con số mà chính là chất lượng rừng của bản Mường Tùng quanh năm xanh tốt.

Chị Vương Thị Thảo (bên trái) phổ biến pháp luật cho chị em người Dao.

Ðóa hoa Tây Côn Lĩnh

Ở vùng đất của ruộng bậc thang quanh năm mây trắng, người ta thường nhắc đến chị Vương Thị Thảo (dân tộc Cơ Lao), cán bộ Trung tâm Văn hóa huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) như một tấm gương lan tỏa khát vọng và nỗ lực vượt khó vươn lên trong cuộc sống. Chị Thảo đã góp phần tạo sự thay đổi lớn trong quan niệm về vai trò của người phụ nữ trong cộng đồng dân tộc Cơ Lao.

Chi hội Phụ nữ thôn Sấn Pản, xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương (Lào Cai) vận động hội viên dân tộc Nùng trồng chuối mô xuất khẩu.Ảnh: QUỐC HỒNG

Dân vận khéo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Tăng cường và đổi mới công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía bắc và Bắc Trung Bộ đã góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh và đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số có chất lượng, nhờ đó, từng bước phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

(Ảnh: baochinhphu.vn)

Điều tra công tác tuyên truyền chính sách dân tộc

Nhằm thực hiện Dự án “Điều tra, đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền chính sách dân tộc ở các xã biên giới đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN)”, Ủy ban Dân tộc vừa tổ chức Hội thảo góp ý mẫu phiếu điều tra dự án.

Ông Nông Văn Thọ (xóm Nà Mằn - Bản Piên, xã Phong Châu) bên rừng trồng của gia đình.

Phong Châu xây dựng nông thôn mới

Năm 2016, xã Phong Châu, huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. Từ bài học kinh nghiệm qua quá trình tuyên truyền, vận động nhân dân, huy động các nguồn lực xây dựng nông thôn mới, Phong Châu đang từng bước củng cố  các tiêu chí, phấn đấu về đích nông thôn mới kiểu mẫu trong giai đoạn 2021-2025.

back to top