

Đảng Cộng sản Việt Nam")},3000);
Chúng tôi xin thông báo để các cơ quan, đoàn thể, đơn vị, trường học và bạn đọc đặt mua các ấn phẩm Báo Nhân Dân theo thông tin sau:
Đường dây nóng: (84) 24 393 82413
Xin trân trọng cảm ơn!
#đàm phán hạt nhân
Có 22 kết quả
Iran và Mỹ bắt đầu tiến trình đàm phán ở Doha (Qatar) với sự trung gian của Liên minh châu Âu (EU). Dù chỉ là đàm phán gián tiếp nhưng nỗ lực của cả Tehran và Washington cũng thắp lên hy vọng hồi sinh thỏa thuận hạt nhân của Iran.
Các trưởng đoàn đàm phán hạt nhân của Iran và Mỹ ngày 28/6 đã bắt đầu tiến trình đàm phán gián tiếp ở Doha (Qatar), trong nỗ lực dỡ bỏ những rào cản, nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân được ký kết giữa Tehran với các cường quốc thế giới năm 2015.
Iran đã ngắt kết nối một số camera do IAEA lắp đặt để giám sát các hoạt động hạt nhân của Tehran. Loạt động thái chỉ trích lẫn nhau giữa các bên đang khiến con đường nối lại thỏa thuận hạt nhân Iran ngày càng chông gai.
Ngày 16/5, Iran cho biết đang chờ phản hồi từ Mỹ đối với "các giải pháp" đã được thảo luận với trưởng đoàn đàm phán hạt nhân của Liên minh châu Âu (EU) Enrique Mora, nhằm phá vỡ thế bế tắc trong các cuộc đàm phán tại Vienna.
Sáng 27/2, Phủ Tổng thống Hàn Quốc đã triệu tập phiên họp khẩn cấp của Ủy ban thường trực Hội đồng An ninh quốc gia do Chánh văn phòng An ninh Quốc gia Suh Hoon chủ trì, ngay sau khi Triều Tiên phóng 1 vật thể chưa xác định về phía đông bán đảo Triều Tiên trước đó cùng ngày.
Vòng đàm phán thứ bảy giữa các cường quốc và Iran về chương trình hạt nhân của Tehran đã có bước khởi đầu tích cực. Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề “gai góc” cần được tháo gỡ liên quan việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran cũng như việc quốc gia Hồi giáo tuân thủ đầy đủ cam kết trong thỏa thuận ký năm 2015 mang tên Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA).
Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Rafael Grossi bắt đầu các cuộc thảo luận với giới chức Iran, 1 tuần trước khi nối lại các cuộc đàm phán giữa Cộng hòa Hồi giáo và các cường quốc thế giới nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015.
Thỏa thuận hạt nhân của Iran có cơ hội đạt được những tiến bộ khi các nước đóng vai trò quan trọng như Mỹ, Pháp, Nga có hàng loạt động thái tích cực, nhằm khởi động lại tiến trình đàm phán. Tehran cũng bày tỏ thiện chí "tháo gỡ nút thắt" cho vấn đề vốn tồn tại dai dẳng này.
Ngày 4/11, Tổng thống Iran Ebrahim Raisi cảnh báo các nước phương Tây rằng ông sẽ không chấp nhận “những đòi hỏi quá đáng” trong cuộc đàm phán hạt nhân dự kiến được nối lại vào cuối tháng này sau 5 tháng bị đình trệ.
Thứ trưởng Ngoại giao Iran Ali Bagheri Kani cho biết, Iran đồng ý cuối tháng 11 sẽ nối lại các cuộc đàm phán với các cường quốc về thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015, hay còn gọi Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA).
Ngày 16/10, đặc phái viên hạt nhân hàng đầu của Hàn Quốc Noh Kyu-duk cho rằng việc tuyên bố chính thức chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) có thể mở đường cho việc nối lại các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa bị đình trệ với Triều Tiên.
Ngày 12/9, đặc phái viên hạt nhân hàng đầu của Hàn Quốc Noh Kyu-duk đã khởi hành đến Nhật Bản để tham gia các cuộc hội đàm 3 bên và song phương với những người đồng cấp Mỹ và Nhật Bản về các vấn đề Triều Tiên.
Ngày 4/9, Tổng thống Iran Ebrahim Raisi tuyên bố nước này sẵn sàng đàm phán với các cường quốc thế giới để hồi sinh thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015, trong đó hướng tới mục tiêu dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt, song không phải với "sức ép" của phương Tây.
Nhà đàm phán hạt nhân hàng đầu của Iran Abbas Araqchi cho biết, nước này và sáu nước lớn trên thế giới đã tiến gần hơn tới việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 (tên chính thức là Kế hoạch Hành động chung toàn diện - JCPOA), đồng thời nêu rõ sau cuộc họp ngày 20-6, các phái đoàn đàm phán sẽ về nước để tham vấn.