Tham dự sự kiện có các đồng chí: Nguyễn Văn Quảng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị Đà Nẵng; Nguyễn Minh Hằng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao; Lê Trung Chinh, Phó Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố; đại diện các sở, ban, ngành, và đại diện doanh nghiệp tại Đà Nẵng.
Về phía khách quốc tế, có hơn 100 đại biểu từ các Cơ quan đại diện một số nước tại Việt Nam như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đức, Anh, Hà Lan, Phần Lan, Singapore; các tổ chức quốc tế, cơ quan hợp tác quốc tế các nước tại Việt Nam gồm Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA), Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), …; một số tổ chức phi chính phủ nước ngoài; một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp do kiều bào đầu tư tại Việt Nam.
Diễn đàn là nơi gặp gỡ, kết nối với các đối tác, tổ chức ngoại giao, nhà đầu tư trong nước và quốc tế nhằm giới thiệu các định hướng chính sách hội nhập và ưu tiên phát triển trong thời gian tới… là cơ hội đối thoại để các đối tác chia sẻ góc nhìn đa chiều từ chính quyền, doanh nghiệp, các nhà ngoại giao và khách mời quốc tế về sự sẵn sàng của thành phố cũng như kỳ vọng của các đối tác đối với thành phố trong thời gian tới.
Đà Nẵng là địa phương đầu tiên của cả nước ban hành Đề án Hội nhập và hợp tác quốc tế thành phố Đà Nẵng đến năm 2030. Việc triển khai các hoạt động ngoại giao kinh tế luôn được đổi mới, sáng tạo, phát huy được sức mạnh tổng hợp của các ngành, các cấp.
Phát biểu khai mạc tại sự kiện, đồng chí Lê Trung Chinh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng khẳng định, lãnh đạo Đà Nẵng luôn quan tâm công tác hội nhập và hợp tác quốc tế, các hoạt động đối ngoại của thành phố diễn ra rộng khắp, hiệu quả. Ngoại giao chính trị luôn được tăng cường. Công tác ngoại giao kinh tế cùng với ngoại giao chính trị, ngoại giao văn hóa luôn là trụ cột vững chắc trong đối ngoại Đà Nẵng.
Đà Nẵng là địa phương đầu tiên của cả nước ban hành Đề án Hội nhập và hợp tác quốc tế thành phố Đà Nẵng đến năm 2030. Việc triển khai các hoạt động ngoại giao kinh tế luôn được đổi mới, sáng tạo, phát huy được sức mạnh tổng hợp của các ngành, các cấp.
Mặc dù gặp không ít khó khăn, nhưng thời gian qua, các doanh nghiệp FDI tại Đà Nẵng vẫn cố gắng duy trì hoạt động, đóng góp vào ngân sách thành phố. Trong khi đó, ngoại giao văn hóa được chú trọng, gắn kết hội nhập văn hóa với hội nhập kinh tế, phát triển du lịch và các lĩnh vực khác.
Phiên thảo luận chuyên đề về khơi thông nguồn lực, hợp tác quốc tế, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn mới. |
Đồng chí Lê Trung Chinh cũng bày tỏ hy vọng, sự kiện “Gặp gỡ Đà nẵng 2024” sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác mới giữa thành phố Đà Nẵng các đối tác, mang lại nhiều kết quả đáng kỳ vọng trong thời gian tới.
Thành phố Đà Nẵng luôn sẵn sàng và chào đón các đối tác, nhà đầu tư và sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các bạn hợp tác, đầu tư, kinh doanh hiệu quả tại Đà Nẵng.
Ngay sau phiên khai mạc toàn thể, các đại biểu tham dự hai phiên chuyên đề về “Khơi thông nguồn lực hợp tác quốc tế thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội” và “Đà Nẵng sẵn sàng đón làn sóng mới”.
Tại các phiên thảo luận chuyên đề, lãnh đạo thành phố Đà Nẵng, đại diện các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, các nhà đầu tư đã cùng đối thoại, chia sẻ cơ hội hợp tác đầu tư, những điểm mạnh của thành phố Đà Nẵng, những chính sách và cam kết của lãnh đạo thành phố đối với các đối tác, nhà đầu tư trong nước và quốc tế; đồng thời khuyến nghị giải pháp, chính sách và sự chuẩn bị để đón làn sóng thu hút đầu đầu tư mới, đặc biệt là đối với lĩnh vực chíp, bán dẫn và trí tuệ nhân tạo trong bối cảnh hiện nay.
Trong khuôn khổ chương trình “Gặp gỡ Đà Nẵng 2024”, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, các cơ quan chức năng của thành phố đã ký kết bản ghi nhớ giữa với các tổ chức quốc tế gồm Ngân hàng Phát triển châu Á-ADB, Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ-USAID và các doanh nghiệp lớn (Tập đoàn Synopsys Interntional Limited, Tập đoàn Intel).
Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng cũng trao giấy chấp thuận chủ trương đầu tư cho Công ty KP Aero Industries (Hàn Quốc) đầu tư dự án Nhà máy linh kiện hàng không KP VINA, tổng vốn đầu tư 20 triệu USD.
Đây là dự án sản xuất, gia công và lắp ráp các bộ phận của máy bay, bao gồm cửa động cơ phụ (APU Door), đầu MIC (MIC tip), hộp cánh (Wingbox), cánh lượn (Winglet), dàn hỗ trợ cánh tà (Flap support fairing) của các dòng máy bay Boeing 787, Boeing 737 Max. Đây là dự án thứ 2 trong lĩnh vực hàng không vũ trụ đầu tư vào Khu công nghệ cao Đà Nẵng sau dự án của Công ty TNHH UAC Việt Nam.
Trao giấy chấp thuận chủ trương đầu tư cho Công ty KP Aero Industries (Hàn Quốc) đầu tư dự án Nhà máy linh kiện hàng không KP VINA tại Khu công nghệ cao Đà Nẵng. |
Trước đó, trong khuôn khổ chương trình, các đại biểu tham dự sự kiện đã đi thăm, khảo sát thực tế tại Khu công nghệ cao Đà Nẵng, Cảng Liên Chiểu, Khu công nghệ thông tin tập trung, Công viên phần mềm và một số cơ sở văn hóa-xã hội của thành phố Đà Nẵng.
Dịp này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng cũng trao bằng khen tri ân các cơ quan đại diện nước ngoài, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có đóng góp cho sự phát triển kinh tế-xã hội của thành phố Đà Nẵng.