Bệnh sởi có hệ số lây lan nhanh hơn Covid-19 nên cần kiểm soát dịch tại cộng đồng và tăng cường công tác tiêm chủng chủ động.

Không thể chủ quan với bệnh sởi ở người lớn

Thời gian gần đây, Viện Y học Nhiệt đới Bạch Mai, Bệnh viện Bạch Mai liên tục tiếp nhận nhiều ca bệnh sởi. Với đặc điểm bệnh lây lan nhanh hơn cả Covid-19, chuyên gia khuyến cáo cần đặc biệt lưu ý kiểm soát dịch tại cộng đồng và tăng cường công tác tiêm chủng chủ động để giảm số ca mắc mới và hạn chế nguy cơ biến chứng.
Tiêm vaccine phòng ngừa Covid-19. Ảnh: Báo Nhân Dân

Củng cố sức mạnh của hệ thống y tế toàn cầu

Hôm nay (ngày 11/3) đánh dấu tròn 5 năm Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức công bố Covid-19 là đại dịch toàn cầu. 5 năm đã trôi qua, những vết thương do Covid-19 gây nên đã dần hồi phục, song áp lực đè nặng lên hệ thống y tế toàn cầu vẫn còn đó khi thế giới đang đương đầu với nhiều nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
 Nhà báo Nguyễn Ngọc Toàn, Tổng biên tập Báo Thanh Niên (thứ 6 từ trái qua) với nhà bảo trợ và các trẻ cùng gia đình.

“Cùng con đi tiếp cuộc đời” và hành trình “gieo mầm xanh” của những người làm báo

“Năm lớp 5, tôi mất cha. Lớp 6, mẹ tôi cũng qua đời. Mồ côi cha mẹ từ tấm bé, tôi thấm thía nỗi cô đơn, buồn tủi và nhọc nhằn của hàng nghìn em nhỏ mất cha mẹ sau đại dịch Covid-19”, nhà báo Nguyễn Ngọc Toàn, Tổng biên tập báo Thanh Niên, lặng người, thương cảm trước thông tin khoảng 2.000 em nhỏ đang sống đủ đầy, hạnh phúc, bỗng trở nên bơ vơ trên cõi đời này sau khi đại dịch Covid-19 càn quét TP Hồ Chí Minh.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và cử tri Hà Nội.

Lời kêu gọi của Tổng Bí thư lay động trái tim mỗi người dân

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 tại nhiều địa phương trên cả nước, tối 29/7/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có Lời kêu gọi gửi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài về công tác phòng, chống đại dịch Covid-19.
Ảnh minh họa.

Mối nguy hiểm hiện hữu từ dịch Covid -19

Hiểm họa từ dịch Covid-19 vẫn tiềm ẩn, đe dọa sức khỏe và cuộc sống người dân trong bối cảnh khả năng miễn dịch từ vaccine ngừa Covid-19 đến nay đã suy giảm. Nhiều dịch bệnh nguy hiểm khác cũng có khả năng bùng phát khi tốc độ tiêm chủng trên toàn cầu chững lại bởi sự bất bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ y tế, tâm lý do dự với vaccine, hệ quả của suy thoái kinh tế…
Các đại biểu tham dự sự kiện.

Hỗ trợ hơn 3.000 phụ nữ phục hồi sinh kế sau ảnh hưởng của Covid-19

Dự án “Ứng phó khẩn cấp và hỗ trợ phục hồi sinh kế sau Covid-19 cho phụ nữ có nguy cơ bị bạo lực” trị giá 1,46 triệu USD (hơn 36,5 tỷ đồng) do Chính phủ Australia tài trợ được thực hiện từ năm 2022-2024, nhằm hỗ trợ khả năng phục hồi kinh tế của phụ nữ bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19 và nâng cao năng lực của các tổ chức địa phương trong việc ứng phó, phòng ngừa bạo lực đối với phụ nữ, đặc biệt trong các tình huống khẩn cấp, đã ghi nhận những kết quả rất khả quan.
Việc đeo khẩu trang nơi đông người vẫn là biện pháp phòng chống Covid-19 hữu hiệu. (Ảnh: ĐINH TRƯỜNG)

Số ca nhập viện do Covid-19 tại Thái Lan tăng

Số ca nhập viện do mắc Covid-19 đang có xu hướng tăng cao tại Thái Lan, tuy nhiên tình hình không đáng lo ngại do vẫn nằm trong mức độ đã được dự báo và ở mức kiểm soát được. Cục Kiểm soát dịch bệnh Thái Lan vừa công bố số liệu từ ngày 5-11/5, nước này có 1.880 ca nhập viện do nhiễm Covid-19, trong đó, có 11 ca tử vong, hầu hết là người cao tuổi.
Một liều vaccine ngừa Covid-19 của AstraZeneca. (Ảnh: Reuters)

Chung quanh vấn đề vaccine Covid-19 của Astrazeneca gây máu đông

Thông tin Công ty dược phẩm AstraZeneca đã thừa nhận vaccine COVID-19 của hãng có thể gây cục máu đông đã làm hoang mang dư luận trong những ngày qua, nhất là những người từng tiêm loại vaccine này. Phóng viên của Truyền hình Nhân Dân đã có cuộc trao đổi với đại diện của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để tìm hiểu rõ thực hư, liệu vấn đề này có thật sự đáng lo ngại.
Sức mạnh từ cơ sở

Sức mạnh từ cơ sở

Trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh vừa qua, các tổ chức cơ sở đảng, cán bộ, đảng viên đã phát huy tinh thần đoàn kết tạo nên sức mạnh tập thể vượt qua muôn vàn khó khăn. Chính sự thống nhất về ý chí, hành động, sự gương mẫu của từng đảng viên đã biến các phường, xã trở thành những pháo đài vững chắc bảo vệ sức khỏe, tính mạng người dân trước “cơn bão” Covid-19.
Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters

Sẵn sàng ứng phó thảm họa dịch bệnh

Tròn bốn năm kể từ khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu đối với dịch Covid-19, các nhà lãnh đạo trên thế giới vẫn kỳ vọng sớm đạt được một hiệp ước về ứng phó các thảm họa dịch bệnh mới. Tăng cường hợp tác quốc tế tiếp tục là chìa khóa để thế giới vượt qua thách thức, trong bối cảnh nhiều dịch bệnh cùng bùng phát như hiện nay.
Tổng Giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus. (Ảnh: Reuters)

Nguy cơ bỏ lỡ thời hạn chót thông qua thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Ngày 22/1, người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bày tỏ lo ngại, cộng đồng quốc tế đang đứng trước nguy cơ bỏ lỡ thời hạn chót vào tháng 5 tới để thông qua thỏa thuận ràng buộc về mặt pháp lý trong việc ứng phó với đại dịch, cho rằng điều này sẽ là một đòn giáng lớn đối với các thế hệ tương lai.
Người dân và du khách đeo khẩu trang phòng tránh lây nhiễm Covid-19 tại Paris, Pháp, đầu năm 2020. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Cảnh giác với nguy cơ Covid-19

Dịch Covid-19 đã không còn là tình trạng khẩn cấp về y tế trên toàn cầu, nhưng những nguy cơ tiềm ẩn từ căn bệnh này luôn rình rập, đe dọa làm đảo lộn cuộc sống của người dân và ảnh hưởng tới nỗ lực phục hồi kinh tế-xã hội. Số ca mắc bệnh gia tăng ở mức báo động tại nhiều nước trong những ngày qua cho thấy thế giới không thể lơ là, chủ quan với thách thức y tế này.