Chủ tịch Ðại hội đồng Liên hợp quốc khóa 78 Dennis Francis. (Ảnh: AFP)

Việt Nam đóng góp quan trọng cho cộng đồng quốc tế

Phát biểu trước thềm chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dẫn đầu Ðoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Ðại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79, Chủ tịch Ðại hội đồng Liên hợp quốc khóa 78 Dennis Francis khẳng định: Việt Nam là một thành viên tích cực, có trách nhiệm, có những đóng góp quan trọng cho Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế.
Hàng hóa do Tổ chức Samaritan’s Purse và Chính phủ Thụy Sĩ tài trợ cho các tỉnh Yên Bái, Lào Cai và Cao Bằng bị thiệt hại do ảnh hưởng của cơn bão số 3 được vận chuyển đến sân bay Nội Bài (Hà Nội), ngày 16/9/2024.

Việt Nam trân trọng sự đoàn kết, hỗ trợ kịp thời của cộng đồng quốc tế

Chiều 19/9, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc cộng đồng quốc tế và người Việt Nam ở nước ngoài có các hoạt động ủng hộ người dân vùng bị ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi) ở Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết, sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế cũng như cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cho các nạn nhân của cơn bão số 3 vừa qua là vô cùng quý giá.
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt. Ảnh: MOFA

Dấu ấn Việt Nam trong năm đầu tiên đảm nhiệm cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025

Nhân dịp 1 năm Việt Nam đảm nhận vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, đồng chí Đỗ Hùng Việt, Thứ trưởng Ngoại giao, đã có bài viết "Dấu ấn Việt Nam trong năm đầu tiên đảm nhiệm cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025". Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Cuốn sách Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Đối ngoại vì độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển

Càng nghiên cứu các bài nói, bài viết, bài phát biểu, trả lời phỏng vấn, thư, điện... của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong cuốn sách Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”, tôi càng nhận thức sâu sắc hơn chủ trương của Đảng ta về một nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột là đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân.
Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ. (Ảnh VĂN HIẾU)

Mở rộng hợp tác, đóng góp thiết thực vì tương lai bền vững

Năm 2023 với Việt Nam là một năm sôi động các chuyến thăm, làm việc của lãnh đạo cấp cao tới các nước, tiếp đón trọng thị các đoàn khách quốc tế, qua đó tăng cường hợp tác mạnh mẽ, cả song phương lẫn đa phương. Với uy tín quốc tế không ngừng được nâng cao, Việt Nam thường xuyên đóng góp một cách tích cực, thực chất vào công việc chung, với những thông điệp và sáng kiến được thế giới đón nhận. Được cộng đồng quốc tế tin tưởng giao phó nhiều trọng trách, Việt Nam khẳng định năng lực điều hành và đóng góp có trách nhiệm vào nỗ lực toàn cầu vì tương lai hòa bình, phát triển bền vững.
Vụ không kích trại tị nạn ở Gaza gây thương vong lớn. (Ảnh REUTERS)

Mục tiêu cấp thiết bảo vệ dân thường ở Gaza

Trong một tuyên bố ra ngày 31/10, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres bày tỏ hết sức lo ngại trước tình trạng gia tăng xung đột giữa Israel và phong trào Hamas khi giao tranh ác liệt vẫn đang diễn ra ở Gaza. Kêu gọi các bên xung đột bảo vệ dân thường, Tổng Thư ký Liên hợp quốc nhấn mạnh rằng, luật nhân đạo quốc tế đưa ra những quy định rõ ràng và không thể bị phớt lờ.
Công dân các nước châu Âu chuẩn bị rời Niger.

Việt Nam sẵn sàng các phương án bảo hộ công dân ở Niger

Trước tình hình căng thẳng tại Niger, phóng viên TTXVN tại châu Phi ngày 3/8 đã liên hệ Ðại sứ quán Việt Nam tại Algeria kiêm nhiệm địa bàn Niger về công tác bảo hộ công dân. Theo thông tin mới nhất, toàn bộ người Việt Nam tại Niger vẫn an toàn và Ðại sứ quán đang tích cực triển khai công tác bảo hộ công dân.
Các chuyên gia, nhà nghiên cứu tìm hiểu di sản tư liệu trên Cửu Ðỉnh trong Ðại nội Huế.

Phục dựng diện mạo di tích Cố đô Huế

Lịch sử vùng đất Cố đô Huế đã tạo ra những di sản văn hóa có giá trị tiêu biểu, song do sự tàn phá của chiến tranh, thiên tai và thời gian đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Với nỗ lực của các cấp chính quyền cũng như các tổ chức quốc tế, sau 30 năm được UNESCO vinh danh là di sản thế giới, Quần thể di tích Cố đô Huế dần được hồi sinh. Di sản văn hóa Huế đã vượt qua giai đoạn cần bảo vệ khẩn cấp chuyển sang giai đoạn ổn định, phát triển và phát huy giá trị.