Quang cảnh hội thảo.

Thành phố Hồ Chí Minh: Tập trung giữ gìn, phát huy hệ giá trị gia đình truyền thống Việt Nam

Sáng 16/10, Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo “Triển khai thực hiện hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới gắn với thực tiễn vùng Đông Nam Bộ”. Đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh dự và phát biểu tại hội nghị.
Các hoạt động văn hóa, văn nghệ diễn ra sôi nổi từ tỉnh đến cơ sở.

Nhiều chuyển biến tích cực trong xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam và bảo hiểm y tế ở Đắk Lắk

Qua 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” và 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư (khóa X), về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”, các cấp ủy đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở ở Đắk Lắk đã có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện và đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần tích cực trong xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh.
Lãnh đạo tỉnh Lai Châu trao Bằng khen cho các tập thể.

Lai Châu: Biểu dương các tập thể, cá nhân, hộ gia đình thực hiện tốt Nghị quyết 33

Sáng 13/5, tỉnh Lai Châu tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và biểu dương khen thưởng các tập thể, cá nhân, các hộ gia đình có thành tích xuất sắc trong thực hiện Nghị quyết.
Quang cảnh phiên họp.

Đổi mới căn bản giáo dục mầm non, đặt nền móng hình thành, phát triển các giá trị cốt lõi của con người Việt Nam

Sáng 4/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo, chủ trì phiên họp của Ủy ban về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. 
Cuốn sách “Văn hóa và con người Việt Nam thời hội nhập” của nhà báo, PGS, TS Nguyễn Hồng Vinh.

Xuất bản cuốn sách “Văn hóa và con người Việt Nam thời hội nhập”

Cuốn sách “Văn hóa và con người Việt Nam thời hội nhập” thể hiện cách tiếp cận đa chiều về những thành tựu và những hạn chế, bất cập trong quá trình xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam; kiến nghị một số giải pháp cụ thể nhằm làm cho văn hóa được phát triển đồng bộ, hài hòa với tăng trưởng kinh tế.
Biểu diễn múa khèn dân tộc H’Mông tại một ngày hội.

Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ mở ra nhiều cơ hội, điều kiện thuận lợi, tuy nhiên cũng phải đối diện với không ít khó khăn, thách thức, nhất là trước sự xuất hiện của không ít luồng tư tưởng ngoại lai và những trào lưu xấu độc. Nhận diện những vấn đề đang đặt ra, từ đó có giải pháp hữu hiệu để tiếp tục xây dựng, giữ gìn, chấn hưng và phát triển nền văn hóa dân tộc là việc làm cần thiết, cấp bách trong bối cảnh hiện nay.
Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Quốc phòng trình bày chuyên đề tại Hội nghị.

Hội nghị báo cáo viên Trung ương tháng 3 năm 2023

Sáng 9/3, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị báo cáo viên Trung ương tháng 3/2023. Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại 3 điểm cầu của Ban Tuyên giáo Trung ương tại Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và kết nối tới 2.185 điểm cầu trên cả nước với hơn 74.750 đại biểu tham dự.
Hội nghị Văn hóa toàn quốc tháng 11/2021 (Ảnh: Đăng Khoa).

Xây dựng hệ giá trị Việt Nam vì sự phát triển bền vững đất nước

Nhiệm vụ đặt ra hiện nay là phải khẩn trương nghiên cứu, xây dựng các giá trị và hệ giá trị của Việt Nam, trong đó phải đặt việc xây dựng giá trị chuẩn mực con người ở vị trí trung tâm, vì nói cho cùng thì con người đóng vai trò quyết định trong việc hình thành, nuôi dưỡng và phát huy những giá trị/hệ giá trị tốt đẹp nhất vì sự tiến bộ xã hội và phát triển đất nước.
Múa rồng ở đền vua Đinh Tiên Hoàng trong Lễ hội Hoa Lư (Ảnh minh họa: Lê Hồng).

Hệ giá trị phản ánh khát vọng và đích đến của dân tộc

Hôm nay, 29/11, Hội thảo quốc gia "Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới" do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Hội đồng Lý luận Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và các cơ quan liên quan tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Nhân dịp này, Báo Nhân Dân có cuộc phỏng vấn GS, TS Phùng Hữu Phú-Nguyên Ủy viên Trung ương Ðảng, Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Ðảng Trung ương về các nội dung quan trọng của Hội thảo.
Khai mạc Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2022 (Ảnh: GIang Nam).

Xây dựng hệ giá trị văn hóa, con người Việt Nam

Những năm gần đây, đất nước ta đã có sự thay đổi nhanh chóng về điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt là giao lưu quốc tế trong thời đại 4.0. Ðiều ấy bên cạnh những thuận lợi đặt ra không ít thách thức khi một số giá trị cũ không còn phù hợp, việc du nhập những giá trị mới thiếu sự chọn lọc làm nảy sinh nhiều hệ lụy. Do đó, việc xây dựng hệ giá trị văn hóa, chuẩn mực con người phù hợp với tình hình là vô cùng cấp thiết.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Đăng Khoa)

Hội nghị Văn hóa toàn quốc: Tạo bước ngoặt mới phát triển văn hóa, con người Việt Nam

Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, dân chủ, khoa học và nhân văn.