Ảnh minh họa.

Tạo đột phá trong phát triển cơ sở dữ liệu quốc gia

Chuyển đổi số được Đại hội XIII của Đảng xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, giải pháp đẩy mạnh ứng dụng khoa học-công nghệ phục vụ công cuộc chuyển đổi số quốc gia, xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.
Lực lượng công an cơ sở hướng dẫn người dân khai thác dữ liệu đất đai để thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực cư trú.

Bình Dương đơn giản hóa thủ tục hành chính về lĩnh vực cư trú

Xuyên suốt quan điểm, mục tiêu “lấy người dân là trung tâm, là chủ thể trong việc triển khai thực hiện Đề án 06”, tỉnh Bình Dương đã triển khai thí điểm thành công việc khai thác cơ sở dữ liệu đất đai để đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực cư trú.
Tập huấn sử dụng học bạ số cho giáo viên tại Trường tiểu học Nam Tiến 1, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. (Ảnh Phương Ly)

Triển khai học bạ số hiệu quả, đúng quy định

Thời gian qua, ngành giáo dục tích cực triển khai các bước nhằm thí điểm và tiến tới triển khai rộng rãi học bạ số góp phần tạo sự minh bạch trong quản lý kết quả học tập, rèn luyện của học sinh… Học bạ số được cho là giải pháp quan trọng để thúc đẩy mạnh mẽ nhiệm vụ cải cách hành chính, chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục.
Cần xác định rõ các loại dữ liệu bị cấm hoặc hạn chế chuyển ra nước ngoài

Cần xác định rõ các loại dữ liệu bị cấm hoặc hạn chế chuyển ra nước ngoài

Thẩm tra dự án Luật Dữ liệu, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cho rằng, cần xác định rõ các loại dữ liệu quan trọng bị cấm hoặc hạn chế chuyển ra nước ngoài, quy định về lưu trữ bản sao dữ liệu quan trọng tại Việt Nam và truy xuất, kiểm soát dữ liệu khi đã chuyển giao.
Triển lãm Chuyển đổi số trong lực lượng Công an nhân dân.

Bộ Công an tiết kiệm 3.500 tỷ đồng từ chuyển đổi số

Thời gian qua, Bộ Công an đã tập trung tạo lập, xây dựng, kết nối, khai thác dữ liệu, đẩy mạnh chuyển đổi số, số hóa hồ sơ, tài liệu trong Công an nhân dân. Kế thừa những kết quả trong công tác chuyển đổi số năm 2023, năm 2024 Bộ Công an đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách thúc đẩy khai thác dữ liệu, góp phần chuyển đổi trạng thái trong lực lượng.
Hội thảo: “Định hướng phát triển cơ sở dữ liệu ngành Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Gia đình” được tổ chức ngày 1/10/2024 tại Hà Nội. (Ảnh: Ban tổ chức).

Phát triển cơ sở dữ liệu ngành văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu và đòi hỏi khách quan của sự phát triển trong thời đại ngày nay. Tại Việt Nam, tiến trình chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực. Xây dựng và phát triển, chia sẻ dữ liệu số của ngành văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình cũng không nằm ngoài dòng chảy ấy.
Cán bộ kiểm lâm sử dụng phần mềm smart mobile trong quản lý rừng tại Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. (Ảnh TẠ PHƯƠNG)

Chú trọng chuyển đổi số lĩnh vực lâm nghiệp

Thời gian qua, ngành lâm nghiệp đã không ngừng thực hiện chuyển đối số với mục tiêu tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý công việc. Cùng với đó bảo đảm an toàn thông tin trong vận hành, khai thác, sử dụng hệ thống quản lý và ứng dụng các phần mềm chuyên dụng để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng…
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến tại Hội nghị Thường trực Chính phủ về chuyển đổi số. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Cùng nhau hành động, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa tiến trình chuyển đổi số quốc gia

Sáng 19/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì Hội nghị của Thường trực Chính phủ về chuyển đổi số với các đồng chí Bộ trưởng, Trưởng ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trần Hồng Hà và Lê Thành Long; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Hội nghị được truyền trực tuyến tới trụ sở Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Trung tâm điều hành thông minh thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. (Ảnh: VĂN BẢO)

Bảo vệ cơ sở dữ liệu trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo

Cơ sở dữ liệu (Database) là tập hợp các dữ liệu liên quan đến nhau và được tổ chức theo một cấu trúc nhất định, giúp ích cho quá trình truy xuất và quản lý trong một hệ thống máy tính, là cơ sở để hoạch định đường lối, kế hoạch phát triển của quốc gia, tổ chức, doanh nghiệp. Do vậy, việc bảo vệ cơ sở dữ liệu trước sự tấn công của tội phạm công nghệ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) là nhiệm vụ cần được chú trọng.
Nhiều khu chung cư tại Hà Nội thiết lập mức giá mới sau "cơn sốt" đầu năm 2024. (Ảnh MỸ HÀ)

Sớm xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về thị trường bất động sản

Cơ sở dữ liệu quốc gia về thị trường bất động sản là những thông tin căn bản phục vụ cho việc xác định giá mua bán trên thị trường; đồng thời có tác động lớn đến công tác giải phóng mặt bằng, thu hồi, định giá đất, nhất là khi Luật Ðất đai số 31/2024/QH15 có hiệu lực thi hành.
Người dân làm thủ tục hành chính tại phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú.

Bảo đảm hiệu quả hoạt động phần mềm quản lý đơn thư khiếu nại, tố cáo

Thành phố Hồ Chí Minh vừa ra mắt phần mềm Hệ thống quản lý đơn thư khiếu nại, tố cáo và liên thông cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại, tố cáo (hệ thống). Hệ thống này được xây dựng trên nền tảng kiến trúc mở, sẵn sàng mở rộng và tích hợp các hệ thống thành phần khác khi cần thiết.
Các đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua Luật Căn cước tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV ngày 27/11/2023. (Ảnh THÀNH VŨ)

Bảo đảm các điều kiện triển khai Luật Căn cước

Luật Căn cước được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 27/11/2023, có hiệu lực từ 1/7/2024. Luật có nhiều quy định cụ thể, góp phần hoàn thiện pháp luật, đáp ứng được nhiều mặt của thực tiễn về cải cách hành chính, quản lý dân cư, bảo đảm quyền công dân, hướng tới xây dựng Chính phủ số, xã hội số và nền kinh tế số.
Giới thiệu Hệ thống Tổng hợp thông tin, quản lý, chia sẻ dữ liệu và hỗ trợ ra quyết định (DSS) của huyện An Dương, thành phố Hải Phòng.

Chuyển đổi số mạnh mẽ ở huyện An Dương

Là địa phương ngoại ô của thành phố Hải Phòng, nhưng huyện An Dương đã và đang tạo sự chuyển động mạnh mẽ trong hoạt động chuyển đổi số, nhất là xây dựng chính quyền số với việc đưa Hệ thống Tổng hợp thông tin, quản lý, chia sẻ dữ liệu và hỗ trợ ra quyết định (DSS) vào hoạt động mang lại hiệu quả thiết thực.
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án 06

Thủ tướng Chính phủ chỉ thị tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án 06

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 04/CT-TTg về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo.
Ảnh minh họa: VSS.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số về bảo hiểm trong thực hiện Đề án Trung tâm Dữ liệu quốc gia

Kế hoạch của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết số 175/NQ-CP của Chính phủ phê duyệt Đề án Trung tâm Dữ liệu quốc gia yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác quản lý dữ liệu, nâng cao năng lực cơ sở hạ tầng, tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử; xác định rõ trách nhiệm và phân công cụ thể nội dung công việc, yêu cầu về chất lượng, thời gian tiến hành và trách nhiệm của các tổ chức, đơn vị có liên quan.
Giờ học tin học của học viên Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên Đô Lương (Nghệ An).

Định danh gần 24,21 triệu hồ sơ điện tử công dân là giáo viên và học sinh

Năm 2023, ngành Giáo dục chủ động đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và thực hiện chuyển đổi số trong công tác quản lý. Đến nay, 100% các cơ sở giáo dục, đào tạo đã kết nối internet tốc độ cao, 90% các cơ sở giáo dục sử dụng phần mềm quản lý với phần lớn là phần mềm quản lý theo mô hình trực tuyến.
Trung tâm điều hành thông minh thành phố Đà Lạt.

Lâm Đồng triển khai đồng bộ công cuộc chuyển đổi số

Chuyển đổi số là phương thức mới có tính đột phá để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thời gian qua, tỉnh Lâm Đồng triển khai mạnh mẽ công cuộc chuyển đổi số đồng bộ, khoa học và toàn diện, với mục tiêu, xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số thật sự có hiệu quả gắn với chuyển đổi xanh, tạo ra những giá trị mới trong quá trình hội nhập và phát triển.
Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh (hàng đầu, bên phải) trao đổi với người dân đến làm việc tại phòng "một cửa" (Bảo hiểm xã hội TP Hồ Chí Minh). (Ảnh TÂM TRUNG)

Chuyển đổi số toàn diện, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ

Thời gian qua, bắt kịp xu thế chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, cũng như định hướng, chiến lược chuyển đổi số quốc gia, với sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của Chính phủ, ngành bảo hiểm xã hội đã và đang tập trung mọi nguồn lực quyết liệt triển khai nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, hướng tới xây dựng ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam hiện đại, chuyên nghiệp, vì sự hài lòng của người tham gia, thụ hưởng chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Người dân, doanh nghiệp làm thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Nam Định.

Nam Định tập trung cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả phục vụ

Thời gian qua, tỉnh Nam Định tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả phục vụ người dân và doanh nghiệp. Nỗ lực của các cấp, ngành đã đem lại nhiều kết quả tích cực, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Tiến Dũng phát biểu tại Hội thảo

Nâng cao chất lượng cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia

Ngày 25/8, tại Hà Nội, Tạp chí Ngân hàng phối hợp Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Nâng cao chất lượng cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức tín dụng trong hoạt động kinh doanh và quản trị rủi ro”. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Tiến Dũng chủ trì Hội thảo.
Các đại biểu dự Hội thảo.

Hội thảo khoa học về pháp luật bảo vệ an ninh, trật tự và cải cách tư pháp

Chiều 30/6, tại Công an tỉnh Hà Nam, Tiểu ban lý luận về pháp luật về an ninh, trật tự và cải cách tư pháp, Bộ Công an phối hợp Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, tổ chức Hội thảo khoa học “Lý luận pháp luật về căn cước, định danh và xác thực điện tử; Thực trạng pháp luật về cấp, quản lý căn cước, thu thập, cập nhật, kết nối, chia sẻ và khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước, ứng dụng căn cước điện tử phục vụ chuyển đổi số ở nước ta”.