Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng, vi mạch bán dẫn nắm giữ vai trò nền tảng đối với điện toán, truyền thông, IoT (internet vạn vật), ứng dụng mạng xã hội; là nguyên liệu hấp dẫn đối với giới vật lý, khoa học vật liệu, khoa học thiết kế và khoa học môi trường.
Dù được xem là ngành công nghiệp “tỷ đô”, ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn tại Việt Nam vẫn phải đối mặt với thách thức: thiếu hụt nguồn nhân lực trầm trọng.
Thực tế, người lao động được tuyển dụng chưa thể tiếp nhận công việc ngay mà phải trải qua khóa đào tạo từ 6 đến 12 tháng.
Tại Việt Nam, công nghiệp bán dẫn chưa thu hút được sự quan tâm đúng mức: Cả nước chỉ có dưới 50 doanh nghiệp; nhân lực tập trung chủ yếu tại Thành phố Hồ Chí Minh; 95% tổng số vốn là vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI).
Ngày 28/7/2017, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 4022/QĐ-UBND về “Chương trình phát triển công nghiệp vi mạch Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn 2030”.
Hội thảo diễn ra với mục đích đề ra các giải pháp đào tạo nguồn nhân lực vi mạch bán dẫn, cũng như triển khai Chương trình hợp tác giữa Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Lương Mô, cố vấn Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu tại hội thảo. |
Đồng thời, đề xuất Chính phủ xây dựng Chiến lược phát triển ngành vi mạch bán dẫn của Việt Nam tầm nhìn đến 2045.
Qua thảo luận, các chuyên gia, nhà khoa học đề xuất mở các chương trình đào tạo phục vụ nhu cầu phát triển về lĩnh vực vi mạch bán dẫn.
Cụ thể, mở các ngành công nghệ bán dẫn, ngành kỹ thuật thiết kế vi mạch kể từ năm học 2024-2025.
Đây là mô hình giáo dục vật lý bán dẫn có sự kết hợp giữa giáo dục kiến thức và giáo dục kỹ năng, tay nghề.
Dịp này, các đơn vị tham gia ký thỏa thuận hợp tác về việc xây dựng Phòng Thí nghiệm công nghệ bán dẫn và nano quang tử; tăng cường thu hút nhân lực trình độ cao tốt nghiệp từ nước ngoài đúng chuyên môn.
Theo nhận định của Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Lương Mô, cố vấn Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn đòi hỏi nỗ lực đồng bộ từ nhà nước, nhà đầu tư, nhà trường và nhà sản xuất.
Sáng kiến giải quyết vấn đề nhân lực toàn diện từ giáo dục đến đầu tư được kỳ vọng sẽ giúp hệ sinh thái vi mạch bán dẫn tại Việt Nam nắm được vai trò chiến lược.
Qua đó, tạo tiền đề để Việt Nam trở thành “giá đỡ” cho công nghiệp vật lý chất rắn, cũng như đánh dấu sự tiến bộ trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn trong khối ASEAN.