Cầu Bến Rừng kết nối thành phố Hải Phòng với tỉnh Quảng Ninh đang được thi công. (Ảnh NGUYỄN ĐỨC NGHĨA)

Môi trường đầu tư chuyển biến rõ nét

Thời gian gần đây môi trường đầu tư tại một số tỉnh, thành phố được cải thiện rõ rệt. Nhiều thủ tục hành chính, nhất là thủ tục liên quan đến doanh nghiệp và lĩnh vực đầu tư được đơn giản hóa, rút ngắn đáng kể thời gian giải quyết. Có địa phương ban hành cơ chế đặc thù, ủy quyền cho một đơn vị giải quyết tất cả thủ tục đầu tư tại bộ phận một cửa, nhà đầu tư chỉ cần liên hệ với đầu mối này sẽ được đáp ứng. Những chuyển biến này đã tạo sự tin tưởng cho các nhà đầu tư, thu hút nguồn lực phát triển kinh tế-xã hội.
Các đại biểu Quốc hội tham dự phiên họp chiều 16/1. (Ảnh: DUY LINH)

Quy định rõ tiêu chí, nguyên tắc phân bổ ngân sách thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Các cơ chế đặc thù chưa có tiền lệ được kỳ vọng sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân cho các chương trình mục tiêu quốc gia. Song đại biểu Quốc hội cho rằng còn những khó khăn, vướng mắc nảy sinh trên thực tế địa phương, trong đó phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách trung ương hằng năm cần được làm rõ về tiêu chí và nguyên tắc.
Quang cảnh phiên họp của Quốc hội sáng 16/1. (Ảnh: DUY LINH)

Đề xuất các chính sách đặc thù vượt thẩm quyền thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Xuất phát từ thực tiễn triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia và cụ thể hóa nhiệm vụ Quốc hội giao, Chính phủ đề xuất các giải pháp chính sách đặc thù vượt thẩm quyền của Chính phủ nhằm tháo gỡ triệt để các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia trong thời gian tới.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng và Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Thái Thanh Quý điều hành hội nghị.

Nghiên cứu cơ chế đặc thù để phát huy tối đa tiềm năng vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ trong năm 2024 là nghiên cứu các cơ chế, chính sách đặc thù, đột phá riêng có nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng.
Do điều điều kiện sống ở các xã biên giới Nghệ An còn nhiều khó khăn nên cần có cơ chế đặc thù trong xây dựng nông thôn mới

Đề nghị gia hạn cơ chế đặc thù cho 27 xã biên giới tại Nghệ An

Qua điều tra xã hội học ở các xã biên giới thuộc các huyện miền núi cao Nghệ An cho thấy, phần lớn người dân và cán bộ ở đây đều mong muốn đề nghị Trung ương và tỉnh tiếp tục gia hạn cơ chế đặc thù cho 27 xã biên giới và điều chỉnh, sửa đổi một số tiêu chí trong Bộ Tiêu chí về xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, áp dụng cho xã miền núi khu vực III cho phù hợp hơn.
Các đại biểu Quốc hội đề xuất, phần góp vốn ngân sách Nhà nước trong các dự án theo phương thức đối tác công-tư (PPP) có thể tăng tỷ lệ lên tối đa 70%.

Đề xuất dự án PPP được tăng tối đa vốn ngân sách Nhà nước lên 70%

Theo nhận định của nhiều đại biểu Quốc hội, dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ đã giải quyết được các vấn đề vướng mắc do chính các quy định pháp luật chưa phù hợp thực tế. Các đại biểu đề xuất, phần góp vốn ngân sách Nhà nước trong các dự án theo phương thức đối tác công-tư (PPP) có thể tăng tỷ lệ lên tối đa 70% là phù hợp thực tiễn...
Kỹ sư, công nhân Công ty cổ phần Lilama 18 lắp đặt các thiết bị tại dự án Nhiệt điện Nhơn Trạch 3, 4.

Giải tỏa nghịch lý thừa-thiếu vốn

Nền kinh tế “khát” vốn nhưng không hấp thụ được vốn; nhiều doanh nghiệp “đói vốn” nhưng lâm vào tình thế “không thể, không dám và không cần” vay vốn. Đây thật sự là một nghịch cảnh phát triển. Tín dụng chung, tính đến cuối tháng 9/2023, đạt gần 7%, cho thấy những tín hiệu cải thiện của sự tăng trưởng, nhưng để đạt mục tiêu 14% đòi hỏi những giải pháp quyết liệt, đồng bộ và đột phá hơn nhằm giải tỏa phần nào nghịch lý thừa-thiếu vốn đang tồn tại.
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày Tờ trình của Chính phủ trong phiên họp sáng 13/10. (Ảnh: DUY LINH)

Đề xuất giải pháp, cơ chế đặc thù gỡ khó, đẩy nhanh tiến độ 3 chương trình mục tiêu quốc gia

Chính phủ đề xuất một số giải pháp, cơ chế đặc thù tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có việc thực hiện thí điểm phân cấp cho cấp huyện chủ động quyết định, điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn, danh mục dự án đầu tư thực hiện các chương trình.
Quang cảnh hội nghị.

Sớm có cơ chế đặc thù để phát triển vùng Tây Nguyên

Theo Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên, nói tới vùng đất này không chỉ nói đến chuyện phát triển kinh tế, mà nói đến sự bình yên và phát triển. Với tinh thần đó, các bộ ngành, địa phương nỗ lực, phấn đấu trong năm 2023 sẽ có cơ chế đặc thù cho vùng Tây Nguyên.
Di sản thiên nhiên thế giới Tràng An, Ninh Bình. (Ảnh NINH MẠNH THẮNG)

Ninh Bình xây dựng thương hiệu địa phương

Thời gian gần đây, tỉnh Ninh Bình đang nỗ lực thực hiện chiến lược xây dựng thương hiệu địa phương nhằm hiện thực hóa khát vọng (đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050): Là một trong những tỉnh khá, phát triển toàn diện, nhanh và bền vững của vùng đồng bằng sông Hồng; là một trong những trung tâm du lịch cấp quốc gia, đẳng cấp quốc tế; là miền đất đáng sống, an toàn và thân thiện.
Đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết. (Ảnh: DUY LINH)

Quốc hội duyệt đầu tư 1.930 tỷ đồng xây đường kết nối Khánh Hòa, Lâm Đồng, Ninh Thuận

Dự án được thực hiện từ năm 2023 đến hết năm 2027 với tổng mức đầu tư khoảng 1.930 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu dự án có tính chất liên kết vùng là 1.000 tỷ đồng; nguồn vốn ngân sách địa phương là 930 tỷ đồng.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh trình bày báo cáo thẩm tra trong phiên họp sáng 26/5. (Ảnh: DUY LINH)

Không lợi dụng việc xây dựng pháp luật để hợp thức hóa những sai phạm

Nhất trí với sự cần thiết ban hành Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh, song Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách Lê Quang Mạnh nhấn mạnh quan điểm “tuyệt đối không lợi dụng việc xây dựng pháp luật để hợp thức hóa những sai phạm”.
Một góc Thủ đô Hà Nội. (Ảnh: Duy Linh)

Xây dựng cơ chế đặc thù để Hà Nội phát huy vai trò đầu tàu, thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng

Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Chương trình hành động số 23-CTr/TU ngày 3/2/2023 thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về “Phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết trong phiên họp sáng 15/11. (Ảnh: DUY LINH)

Thí điểm nhiều ưu đãi thuế đối với các dự án đầu tư trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột

Nghị quyết của Quốc hội nêu rõ, các dự án đầu tư thuộc một số lĩnh vực trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột sẽ được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong thời gian 15 năm, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm và giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 9 năm tiếp theo.
Tính đến tháng 6/2022, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia toàn thành phố là 64,3%, trong đó công lập là 79%.

Hà Nội kiến nghị được áp dụng cơ chế đặc thù trong xây dựng trường chuẩn quốc gia

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép tính diện tích sàn sử dụng/học sinh thay thế cho diện tích đất/học sinh. Cùng với đó, cho phép nâng cao tầng các khối xây dựng và được phép xây dựng và sử dụng các tầng hầm dựa trên nguyên tắc bảo đảm an toàn cho trẻ, bố trí học sinh học ở các tầng thấp, cán bộ giáo viên làm việc tại tầng cao.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên thảo luận tổ. (Ảnh: NGUYÊN LINH)

Trao cơ chế đặc thù cần gắn với cá thể hóa trách nhiệm

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, chủ trương đầu tư các dự án xây dựng công trình đường bộ trọng điểm quốc gia rất cần các cơ chế đặc thù trong giai đoạn hiện nay, song nhất thiết phải nâng cao trách nhiệm, cá thể hóa trách nhiệm, nhất là trách nhiệm giải trình và trách nhiệm của người đứng đầu trong triển khai thực hiện.