Với đơn vị, doanh nghiệp chỉ sử dụng các công cụ thủ công và phần mềm công nghệ cơ bản, lạc hậu đơn thuần, sẽ không đủ sức lực, sự nhanh nhạy để hoạt động hiệu quả so với đơn vị, doanh nghiệp áp dụng Big Data, AI, Cloud Computing, Blockchain,... với tốc độ xử lý hàng triệu dữ liệu đơn hàng một lúc chỉ bằng một phần mềm trên điện thoại thông minh.
Ưu điểm, lợi ích mà chuyển đổi số mang lại là rất lớn, bằng việc đưa công nghệ hiện đại vào các quy trình hoạt động, kinh doanh truyền thống có thể giúp các đơn vị, doanh nghiệp thay đổi phương thức điều hành, cách thức làm việc và văn hóa nội bộ.
Chỉ riêng với Big Data, các doanh nghiệp đã có thể tối ưu về thời gian, tài nguyên, độ phủ địa lý để đánh giá được tiềm năng khách hàng, nguy cơ khách hàng rời bỏ hệ thống hoặc nguy cơ hệ thống không đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Song không phải đơn vị, doanh nghiệp nào cũng sẵn sàng “phá bỏ” cái cũ để xây dựng nền tảng mới khi thói quen trong làm việc, sản xuất, kinh doanh đã hình thành từ nhiều năm.
Bên cạnh đó, họ còn phải đối mặt với những rào cản về kỹ thuật, chi phí tài chính trong quá trình chuyển đổi số. Đây là một quá trình đòi hỏi có sự đầu tư chỉn chu và lâu dài cả về chất xám và nguồn vốn.
Để đạt được hiệu quả trong chuyển đổi số, một trong những yếu tố hàng đầu quyết định sự thành công chính là người lãnh đạo. Khi tư duy, suy nghĩ của người lãnh đạo chưa thật sự muốn thay đổi hoặc còn chưa tường tận về vấn đề này cũng không thể chỉ đạo nhân viên cấp dưới thực hiện áp dụng chuyển đổi số vào hoạt động chuyên môn.
Tuy nhiên, chiến lược chuyển đổi số không chỉ nằm ở công nghệ mà còn phụ thuộc vào con người, sự tư duy, phương pháp, quy trình thực hiện và văn hóa của đơn vị, doanh nghiệp. Để đạt được hiệu quả trong chuyển đổi số, một trong những yếu tố hàng đầu quyết định sự thành công chính là người lãnh đạo. Khi tư duy, suy nghĩ của người lãnh đạo chưa thật sự muốn thay đổi hoặc còn chưa tường tận về vấn đề này cũng không thể chỉ đạo nhân viên cấp dưới thực hiện áp dụng chuyển đổi số vào hoạt động chuyên môn.
Người lãnh đạo đứng đầu phải “truyền lửa” đến tất cả nhân viên hiểu được tầm quan trọng của chuyển đổi số và cũng phải là người đầu tiên tuyệt đối tuân thủ quy trình chuyển đổi số của đơn vị, doanh nghiệp để làm gương. Khi bản thân người đứng đầu hiểu và lên được lộ trình chuyển đổi số, các công đoạn được tính toán chi tiết về thời hạn, tiến độ thì sẽ không còn cảm giác “sợ” chuyển đổi số nữa.
Lúc này, vai trò của người lãnh đạo như kim chỉ nam, vạch ra đường lối và dẫn dắt toàn thể đội ngũ nhân viên từng bước chuyển đổi từ phương thức hoạt động cũ, kém hiệu quả sang cách vận hành mới, đem lại năng suất và chất lượng công việc tốt hơn.
Tại Việt Nam đã có rất nhiều đơn vị, doanh nghiệp đang trở thành hình mẫu, điểm sáng trong chuyển đổi số, có tác động nhất định, trở thành “cú huých” cho những đơn vị khác nhanh chóng chuyển đổi số để bắt kịp nhịp độ tăng trưởng và yêu cầu thực tiễn đề ra.
Những khó khăn về tài chính hoàn toàn có thể vượt qua nếu đổi mới công nghệ theo từng giai đoạn, tìm được sự liên kết hợp tác với đối tác nước ngoài, nhà đầu tư quốc tế, hoặc hợp tác với nhà cung cấp giải pháp, mua lại các startup công nghệ. Với những khó khăn về trình độ nhân lực công nghệ thông tin, có thể tìm giải pháp ở các khóa đào tạo tại chỗ theo yêu cầu của đơn vị, tìm kiếm nhân sự thông qua kết hợp các trường học, trung tâm đào tạo nghề,...
Vì vậy, khi thế giới đang “chuyển mình” không ngừng nghỉ thì những người lãnh đạo cũng cần nhanh chóng thay đổi trong nhận thức, tư duy về chuyển đổi số để “chèo lái”, vươn tầm một cách toàn diện, nếu không muốn bị bỏ lại phía sau.