Thực hiện Nghị quyết số 119/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội, từ tháng 7/2021, Đà Nẵng thí điểm thực hiện tổ chức mô hình chính quyền đô thị, với 6 quận và 45 phường không tổ chức Hội đồng nhân dân. Để bảo đảm nhiệm vụ giám sát, Thường trực Hội đồng nhân dân, các ban, tổ đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố tiến hành xem xét, giám sát 51 báo cáo của các quận, phường và 28 báo cáo của các cơ quan tư pháp 2 cấp thành phố…
Ngày 15/8, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị Báo cáo viên Trung ương tháng 8 năm 2024. Hội nghị được tổ chức dưới hình thức trực tiếp từ điểm cầu chính trụ sở Ban Tuyên giáo Trung ương, kết hợp trực tuyến đến 2020 điểm cầu trên cả nước với gần 75.000 đại biểu tham dự.
Ngày 24/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 7/2024 để xem xét, cho ý kiến, thông qua đối với 5 nội dung quan trọng: 2 đề nghị xây dựng Luật: Tình trạng khẩn cấp; Khoa học và Công nghệ (sửa đổi); 2 dự án Luật: Luật Điện lực (sửa đổi); Luật Việc làm (sửa đổi); 1 Đề án về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục bắc-nam.
Nhấn mạnh ô nhiễm môi trường đang là vấn đề “nóng”, được đông đảo cử tri và nhân dân quan tâm, đại biểu Quốc hội đề nghị Quốc hội giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường.
Trong những năm gần đây, nhiều chi bộ ở 3 tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng đã quan tâm, thực hiện tốt việc tổ chức sinh hoạt chuyên đề. Các đơn vị đã có cách làm hay, sáng tạo, lựa chọn nội dung, hình thức phong phú, đa dạng để sinh hoạt, qua đó, nâng cao chất lượng học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh; giáo dục truyền thống cho đảng viên và tạo đột phá, giải quyết một số việc khó.
Giáo dục STEM được triển khai từ năm 2006 tại một số địa phương, bước đầu đã giúp cán bộ quản lý, giáo viên nắm bắt nội dung, phương pháp, hình thức triển khai hiệu quả. Hiện nay, việc phát triển giáo dục STEM góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông.
Ngày 9/1, Tỉnh ủy Sóc Trăng tổ chức Hội nghị nghiên cứu, quán triệt Chuyên đề năm 2024 với chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, con người Sóc Trăng, đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập và phát triển”.
Sáng 4/12, tại Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính truyền đạt chuyên đề: Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới.
Ngày 12/10, Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề “Hội đồng nhân dân với nông dân”. Tham dự Hội nghị có hơn 200 cử tri là nông dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, lãnh đạo Thường trực HĐND, lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương thành phố. Đồng chí Lương Nguyễn Minh Triết, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch HĐND thành phố chủ trì buổi tiếp xúc.
Sáng 28/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9/2023. Cùng tham dự phiên họp có các đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ, các đồng chí thành viên Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.
Chiều 24/8, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 8/2023 để thảo luận các dự án luật: Luật Thủ đô (sửa đổi), Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, Luật Đường bộ, Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.
Từ những ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, những người phụ nữ này đã có nỗ lực vượt bậc, thành công mang tầm quốc tế, góp phần đưa hình ảnh Việt Nam ra thế giới. Họ trở thành niềm tự hào, nguồn cảm hứng cho phụ nữ Việt Nam.
Ngày 21/11, đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và đoàn công tác đến thăm và làm việc tại Trường đại học Kinh tế-Luật (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh).
Bên cạnh đánh giá cao những kết quả đạt được trong thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021, các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh việc cần thiết phải siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, qua đó sử dụng hiệu quả nguồn lực Nhà nước phục vụ phát triển kinh tế-xã hội đất nước.
Sáng 15/10, tại Nhà Quốc hội, Đảng đoàn Quốc hội tổ chức Phiên họp thứ 2 của Ban Chỉ đạo Tiểu ban số 2 xây dựng chuyên đề “Đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu bước ngoặt trọng đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Đảng đã tập hợp sức mạnh và trí tuệ của toàn dân tộc làm nên những chiến thắng chống ngoại xâm hào hùng, những kỳ tích có ý nghĩa lịch sử và thời đại của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ 20 rồi lãnh đạo xây dựng đất nước, đổi mới và phát triển. Những thắng lợi đó bắt nguồn từ đường lối lãnh đạo của Đảng, trước hết là việc hoạch định cương lĩnh đúng đắn, sáng tạo và có tính hiện thực cao; sự đoàn kết nhất trí một lòng của toàn Đảng toàn dân vượt qua khó khăn, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập và phát triển.