Trong giai đoạn nửa cuối năm 2024, với sự đồng hành và nỗ lực của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chương trình Chống lao quốc gia kỳ vọng con số phát hiện sẽ tiếp tục được cải thiện, đáp ứng được mục tiêu và chỉ số của các dự án, cũng như của chương trình đề ra.
Ngày 12/9, tại Tiền Giang, Bệnh viện Phổi Trung ương-Chương trình chống lao quốc gia phối hợp với dự án USAID hỗ trợ chấm dứt bệnh lao tổ chức Hội thảo vận động tăng cường cam kết của địa phương cho công tác phòng, chống lao 11 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Trong hai ngày 11-12/9, tại Hà Nội, Bệnh viện Phổi Trung ương và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cùng phối hợp tổ chức “Hội thảo khu vực về ngoại kiểm Xpert TB”. Việt Nam đã chia sẻ kinh nghiệm chương trình ngoại kiểm cho xét nghiệm phân tử Xpert chẩn đoán lao và lao đa kháng thuốc.
Việt Nam đã ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong phát hiện bệnh lao. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo được gắn vào các máy X-quang, theo các hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới, máy sẽ có phần mềm hỗ trợ đọc phim X-quang. Nhờ đó, hiệu quả phát hiện bệnh lao đã tăng gấp đôi.
Năm 2023, Chương trình Chống lao Quốc gia bước đầu đạt được những thành tựu trong việc áp dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác chẩn đoán bệnh lao, giúp phát hiện sớm ca mắc lao trong cộng đồng.
Số lượng đối tượng mắc bệnh lao, lao/HIV hằng năm được phát hiện thu dung điều trị tại trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng vào khoảng 2.000 phạm nhân. Trong khi trang thiết bị y tế phục vụ công tác khám chữa bệnh tại các trại giam chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, đây là nguy cơ khiến bệnh lao có thể lây lan, khó khống chế dịch bệnh.
Mặc dù số ca nhiễm lao mới được phát hiện đã tăng hơn so cùng kỳ năm 2022, nhưng Chương trình Chống lao quốc gia trong 6 tháng đầu năm cũng mới phát hiện được 51.254 ca bệnh nhiễm lao mới, đạt 37,1% chỉ tiêu so với kế hoạch cả năm là 138.000 ca.
Phương pháp xét nghiệm sinh học phân tử nhanh giúp phát hiện vi khuẩn lao và tính kháng thuốc, mang lại giá trị chẩn đoán chính xác, rút ngắn đáng kể thời gian trả kết quả so với các xét nghiệm, cho hiệu quả cao gấp 7 lần so với phát hiện thụ động hiện nay.
Trong 9 tháng đầu năm 2022, Chương trình chống Lao Quốc gia đã phát hiện được 76.072 ca bệnh lao mới, ngang bằng thời trước khi xảy ra đại dịch Covid-19.
Đại dịch Covid-19 là cơ hội để người dân có ý thức hơn trong việc phòng, chống các bệnh về hô hấp, trong đó có lao. Tuy nhiên, để sớm chấm dứt lao tại Việt Nam, đòi hỏi phải có sự vào cuộc đồng đều ở các địa phương trong triển khai các chính sách đồng bộ chống lao.
Nửa đầu năm 2021, tình hình phát hiện bệnh nhân lao đã giảm khoảng 18% so với cùng kỳ năm 2020, tuy nhiên việc duy trì tỷ lệ điều trị thành công cho bệnh nhân vẫn ở mức rất cao, hơn 85% đối với bệnh nhân lao thường.
Với phác đồ điều trị mới BPal, người mắc bệnh lao kháng thuốc, siêu kháng thuốc sẽ được rút ngắn thời gian điều trị từ 18 tháng xuống chỉ còn sáu tháng. Hiệu quả điều trị đã được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo đạt kết quả tốt, tới 90%.