Món tép nhảy đặc biệt của xã Vĩnh Tú (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) phải thưởng thức trên đúng bàu Thủy Ứ - nơi đánh bắt tép tự nhiên. Theo chân chị Hoàng Dạ Hương, cán bộ văn hóa xã Vĩnh Tú, chúng tôi được thưởng thức món ăn trứ danh này.
Ngày 9/3/2002, 43 thanh niên xung phong (chủ yếu ở các xã Vĩnh Quang, Vĩnh Giang và Vĩnh Thạch, tỉnh Quảng Trị) lên tàu ra đảo xây dựng đảo Thanh niên Cồn Cỏ, đánh dấu bước khởi đầu của quá trình dân sự hóa đảo. Hòa chung vào dòng những người trẻ, với tình yêu biển đảo sâu nặng, chị Ái ghi dấu ấn trên từng công trình, ngôi nhà, con đường… trên đảo Cồn Cỏ. Cồn Cỏ trở thành ngôi nhà thứ hai của chị - như hàng chục thanh niên xung phong lần đầu tiên tình nguyện ra đảo hơn 20 năm trước.
Huyện Gio Linh (tỉnh Quảng Trị) nằm ở bờ nam sông Bến Hả i- vĩ tuyến 17, nơi từng được mệnh danh là vùng đất “vành đai trắng trên hàng rào điện tử Mc Namara”, đã được phủ bằng màu xanh bạt ngàn của những vườn hồ tiêu, cao su và những đồng ruộng phì nhiêu. Từ một vùng “đất chết”, sau hơn nửa thế kỷ khai phá và dựng xây, huyện Gio Linh đang bừng lên sức sống mới nhờ những quyết sách đúng đắn, hợp lòng dân của Đảng và nhà nước, cùng sự cần cù, sáng tạo và chịu thương, chịu khó của người dân nơi đây.
Trồng lúa hữu cơ chỉ cần vốn ít, sức ít, thu nhập lại cao hơn, hạt gạo dinh dưỡng hơn, bảo vệ được môi trường, bảo vệ sức khỏe… Nhìn niềm vui lúc nào cũng như "vừa cày xong thửa ruộng" của người nông dân Quảng Trị, chúng tôi tò mò, sự độc đáo trong kỹ thuật canh tác lúa của Sepon như thế nào để bà con hân hoan tới vậy?
Vĩnh Linh đã đi vào lịch sử dân tộc như một mốc son chói lọi thể hiện tinh thần đoàn kết, quyết thắng của nhân dân ta, là địa phương đầu tiên của miền bắc xã hội chủ nghĩa hai lần được phong tặng danh hiệu Anh hùng, vinh dự được Bác Hồ 8 lần viết thư khen, động viên và tặng hai câu thơ bất hủ: "Đánh cho giặc Mỹ tan tành/Năm châu khen ngợi Vĩnh Linh Anh hùng". Truyền thống đó là cội nguồn sức mạnh để Vĩnh Linh tiến những bước dài trong lịch sử xây dựng và phát triển quê hương, viết tiếp bài ca anh hùng, biến "lũy thép" xưa thành "lũy hoa" trong thời kỳ đổi mới, hòa bình và phát triển. Xin trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Nguyễn Đăng Quang - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị nhân 70 năm truyền thống Vĩnh Linh.
Những ngày này, Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị chuẩn bị kỷ niệm 70 năm truyền thống Vĩnh Linh (25/8/1954-25/8/2024). Niềm vui như được nhân lên khi Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định công nhận Vĩnh Linh đạt chuẩn huyện nông thôn mới năm 2024.
Trong số hàng chục nghìn mét địa đạo trải dài khắp Vĩnh Linh, Vịnh Mốc được coi là một huyền thoại bất tử, nơi đã chở che, nuôi nấng và ươm những hạt mầm hy vọng cho vùng lũy thép, lũy hoa. Vịnh Mốc cũng chính là công trình tiêu biểu nhất cho ý chí quật cường, không chịu lùi bước trước kẻ thù xâm lược của cha ông.
Ngày 20/8, tại huyện Vĩnh Linh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Trị phối hợp Ban Thường vụ Huyện ủy Vĩnh Linh tổ chức Hội thảo khoa học chủ đề “Vĩnh Linh truyền thống anh hùng và khát vọng phát triển”.
Năm 1965, giặc Mỹ leo thang đánh phá miền bắc, đảo Cồn Cỏ trở thành mục tiêu hủy diệt của chúng, bởi Cồn Cỏ chỉ cách quân cảng Cửa Việt 30km, án ngữ vùng biển phía đông của Quảng Trị, là cửa ngõ của Vịnh Bắc Bộ. Ngoài đánh phá bằng không quân, địch còn sử dụng tàu chiến bao vây đảo, tuần dương hạm, khu trục hạm uy hiếp và tập kích hỏa lực, dùng tàu biệt kích và tàu đổ bộ chở quân đột kích đánh phá đảo, quyết chia cắt đảo với đất liền.
Bước ra khỏi cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, Vĩnh Linh chỉ có hai bàn tay trắng và mặt đất nham nhở hố bom. Vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách, cán bộ và nhân dân Vĩnh Linh đã nhanh chóng phục hồi nền kinh tế của địa phương để bước vào thực hiện công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta lãnh đạo. Hiện nay, huyện đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành trung tâm kinh tế phía bắc của tỉnh Quảng Trị. Nhân kỷ niệm 70 năm truyền thống Vĩnh Linh, đồng chí Trần Nhật Quang - Bí thư Huyện ủy Vĩnh Linh chia sẻ những tình cảm, trăn trở và quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện trong việc phát huy truyền thống, định hướng chiến lược phát triển trong giai đoạn mới.
Không chỉ nổi tiếng với những di tích cách mạng, Quảng Trị còn sở hữu nhiều bãi biển đẹp, nước trong với các dịch vụ giá cả dễ chịu như Cửa Tùng, Cửa Việt.
“Tui tưởng đã chết ở trong căn hầm đó rồi. Sinh xong, chỉ kịp nhìn con o oe tìm sữa là ngất lịm đi. Vậy mà cũng đã hơn 60 năm”, bà Hoan móm mém cười, mắt nheo nheo nhìn ra phía đảo Cồn Cỏ đang vào chiều gió lộng.
Những năm tháng đấu tranh giành từng tấc đất quê hương, bám vào lòng đất mà giữ đất, dùng lời ca tiếng hát để gửi tình yêu quê hương tới những người bên kia giới tuyến, cảm hóa đối phương…, tất cả được tái hiện đầy cảm xúc trong chương trình nghệ thuật chính luận “Khát vọng hòa bình”.
“Khi những giai điệu đầu tiên của 'Quốc ca' vang lên, tôi cảm thấy rưng rưng. Từng là du kích bám trụ tại Gio Linh, tham gia nhiều trận phá tan hàng rào điện tử, tôi lại càng biết ơn hoà bình, con cháu chúng ta cũng sẽ biết ơn hòa bình”, ông Hoàng Ngọc Dũng (80 tuổi, thị trấn Cửa Tùng) xúc động chia sẻ sau chương trình nghệ thuật chính luận "Vĩ tuyến 17 - Khát vọng Hòa bình".
Chương trình nghệ thuật chính luận “Vĩ tuyến 17 - Khát vọng hòa bình” tại Kỳ đài bờ bắc sông Bến Hải-cầu Hiền Lương vừa khép lại với nhiều cảm xúc của đông đảo khán giả, đặc biệt là với người dân Quảng Trị ở đôi bờ giới tuyến 70 năm trước. Xin điểm lại những hình ảnh xúc động của chương trình.
Chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt "Vĩ tuyến 17 - Khát vọng hòa bình" đã đưa khán giả đến với những câu chuyện về những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương, nơi vĩ tuyến 17 chỉ có thể chia cắt được về mặt địa lý, nhưng lại là sợi dây nối liền tình yêu nước, tình yêu quê hương của những con người vùng “đất thép”.
Tối 16/8, trong Chương trình nghệ thuật chính luận “Vĩ tuyến 17 - Khát vọng hòa bình” do Báo Nhân Dân và UBND tỉnh Quảng Trị phối hợp tổ chức, Ban Tổ chức đã trao hàng nghìn suất quà trị giá hơn 1 tỷ đồng tới các gia đình có công với cách mạng và có hoàn cảnh khó khăn tại Vĩnh Linh.
Cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải là nơi phân chia giới tuyến, chia cắt hai miền nam-bắc 70 năm trước. Cụm di tích chứa đựng trong mình những giá trị lịch sử, đồng thời cũng là biểu tượng cho khát vọng hòa bình.
Với thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất, xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Linh - tiền đồn của miền bắc xã hội chủ nghĩa, hậu phương trực tiếp của cách mạng miền nam, đã được Bác Hồ khen tặng chiếc máy cày. Suốt những năm tháng chiến tranh cho đến ngày hòa bình, món quà Bác tặng đã trở thành nguồn cổ vũ, thành minh chứng cho tinh thần chiến đấu và lao động của người dân nơi đây.
Tối 15/8, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải (Quảng Trị) đã diễn ra lễ Tổng duyệt chương trình nghệ thuật chính luận “Vĩ tuyến 17 - Khát vọng Hòa bình”. Chương trình do Báo Nhân Dân phối hợp tỉnh Quảng Trị tổ chức.
Sau gần một tháng tạm hoãn, chương trình nghệ thuật chính luận “Vĩ tuyến 17 -Khát vọng Hòa bình” do Báo Nhân Dân phối hợp với tỉnh Quảng Trị tổ chức sẽ diễn ra vào tối 16/8 tại Khu Di tích Đôi bờ Hiền Lương, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Khoảng 500 nghệ sĩ đã luyện tập hăng say suốt tuần qua để mang tới những tiết mục nghệ thuật đặc sắc phục vụ hàng chục nghìn bà con nhân dân Quảng Trị.
Trong số hàng nghìn kilomet địa đạo trải dài khắp Vĩnh Linh, Vịnh Mốc được coi là một huyền thoại bất tử, nơi đã chở che, nuôi nấng và ươm những hạt mầm hy vọng cho vùng lũy thép, lũy hoa. Vịnh Mốc cũng chính là công trình tiêu biểu nhất cho ý chí quật cường, không chịu lùi bước trước kẻ thù xâm lược của cha ông.
Những ngày tháng 7 nóng bỏng, trước thềm kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Vĩnh Linh và cũng là 70 năm Hiệp định Geneva, chúng tôi đã may mắn được gặp Anh hùng Lao động Đinh Như Gia. Năm nay đã gần 90 tuổi, nhưng với trí nhớ minh mẫn, ký ức ông dường như còn nguyên vẹn về những năm tháng gian lao và anh dũng của đồng bào Vĩnh Linh trong cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ, thống nhất đất nước…
Tác giả Nguyễn Huy trong cuốn “Vĩnh Linh” đánh giá: “Chưa kể đến những chiến công bắn máy bay, tàu chiến, tiêu diệt giặc Mỹ, chỉ nguyên việc đào hầm, hào, địa đạo, bám trụ mấy năm liền trong lòng đất để giữ lấy bàn đạp cho mặt trận Đường 9, Vĩnh Linh đã xứng đáng là đất Anh hùng rồi”. Mỗi mét hầm hào, địa đạo trên mảnh đất lửa Vĩnh Linh được xây bằng lòng yêu nước, ý chí quật cường, bằng cả nước mắt và máu của mỗi người dân.
Theo Ban Chỉ đạo 515 của tỉnh Bình Phước, trong 10 ngày qua, Đội K72 (Ban Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Phước) đã thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập được 12 mộ liệt sĩ tại huyện biên giới Lộc Ninh.
Sông Bến Hải - cầu Hiền Lương là nhân chứng lịch sử mang trên mình dấu ấn sự chia cắt bắc-nam trong hơn 20 năm. Ngày nay, sông Bến Hải - cầu Hiền Lương đã trở thành một di tích quốc gia đặc biệt và là một biểu tượng cho ý chí và khát vọng giành độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam thiết tha yêu hòa bình.
20 giờ tối thứ sáu 16/8, tại Kỳ đài Bờ Bắc - Khu Di tích Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, Báo Nhân Dân phối hợp tỉnh Quảng Trị tổ chức Chương trình nghệ thuật chính luận “Vĩ tuyến 17 - Khát vọng hòa bình”.
Tháng 7/1954, Hiệp định Geneva được ký kết đã tạm thời chia cắt Việt Nam làm hai miền nam-bắc. Sông Bến Hải, cầu Hiền Lương nằm trên Vĩ tuyến 17 thuộc tỉnh Quảng Trị được chọn làm giới tuyến quân sự tạm thời trong thời gian chờ cuộc tổng tuyển cử thống nhất đất nước, dự kiến diễn ra vào tháng 7/1956.
Bến Hải, tên gọi có từ 70 năm nay của dòng sông nổi tiếng nằm ở tỉnh Quảng Trị. Biết bao người đã anh dũng ngã xuống vì dòng sông này để giáo gươm dẹp lại, hòa bình được "nở hoa". Chia lìa, đau thương, thống nhất, phát triển, trang sử nào của dòng sông cũng chất chứa hùng tâm của người đi xây dựng đất nước.