Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.

Tăng cường công tác xây dựng pháp luật, hoàn thiện các dự án Luật trình Quốc hội

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 805/CĐ-TTg ngày 11/9 gửi Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tăng cường công tác xây dựng pháp luật; hoàn thiện các dự án Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV.
Kỳ họp thứ ba, Quốc hội Khóa XV bế mạc chiều 16/6. (Ảnh: LINH NGUYÊN)

Kỳ họp của đổi mới và sáng tạo, đáp ứng nguyện vọng cử tri và nhân dân

Sau 19 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc với tinh thần trách nhiệm cao, Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV đã thành công tốt đẹp. Chia sẻ bên hành lang kỳ họp, nhiều đại biểu Quốc hội đánh giá cao chất lượng kỳ họp, với nhiều nội dung quan trọng được thông qua, thể hiện trách nhiệm, quyết tâm cao của Quốc hội trước cử tri và nhân dân.

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường phát biểu tại họp báo công bố kết quả Kỳ họp thứ ba, chiều 16/6. (Ảnh: LINH NGUYÊN)

Quốc hội quyết định nhiều nội dung quan trọng cho năm 2022 và giai đoạn 2021-2025

Nhấn mạnh Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra và thành công tốt đẹp, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường nêu rõ, tại kỳ họp này, Quốc hội đã xem xét một khối lượng công việc lớn, quyết định nhiều nội dung quan trọng không chỉ cho năm 2022 mà cho cả giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: DUY LINH)

Tiếp tục đổi mới, tự hoàn thiện, đáp ứng tốt hơn nữa kỳ vọng của cử tri và nhân dân

Chiều 16/6, Quốc hội khóa XV bế mạc Kỳ họp thứ ba sau 19 ngày họp tập trung. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có bài phát biểu bế mạc trước Quốc hội, đồng bào, cử tri và nhân dân cả nước. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Kết quả biểu quyết thông qua Nghị quyết về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021-2030. (Ảnh: LINH KHOA)

Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch

Với 475/482 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 95,38% tổng số đại biểu Quốc hội, chiều 16/6, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021-2030.

Các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu giai đoạn 1. (Ảnh: LINH NGUYÊN)

Áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt triển khai 3 dự án cao tốc quan trọng

Với tổng mức đầu tư 84,4 nghìn tỷ đồng và tổng chiều dài hơn 359km, ba dự án cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột, Biên Hòa-Vũng Tàu và Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng sẽ được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt trong quá trình triển khai, thực hiện, phấn đấu hoàn thành đưa vào khai thác đồng bộ trong giai đoạn 2026-2027.

Đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chủ trương đầu tư Dự án đường Vành đai 3 - TP Hồ Chí Minh. (Ảnh: LINH KHOA NGUYÊN)

Quốc hội duyệt đầu tư hơn 161 nghìn tỷ đồng xây dựng 2 đường vành đai

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội chuẩn bị đầu tư, thực hiện từ năm 2022, cơ bản hoàn thành năm 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027. Trong khi đó, Dự án đường Vành đai 3 - TP Hồ Chí Minh chuẩn bị đầu tư, thực hiện từ năm 2022, cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác từ năm 2026.

Đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam. (Ảnh: LINH NGUYÊN)

Phục vụ hiệu quả công tác giáo dục cải tạo, tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân

Việc thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam được thực hiện theo nguyên tắc bảo đảm an ninh, an toàn trong quá trình tổ chức; phục vụ hiệu quả công tác giáo dục cải tạo, tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân; tạo điều kiện giúp phạm nhân tìm kiếm việc làm sau khi chấp hành xong án phạt tù.

Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu giải trình, làm rõ các vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. (Ảnh: LINH NGUYÊN)

Bảo đảm quốc phòng, an ninh và cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động viễn thông

Theo Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Tần số vô tuyến điện hiện hành đã quy định rất rõ việc sử dụng tần số phục vụ quốc phòng, an ninh kết hợp phát triển kinh tế-xã hội phải bảo đảm không làm ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh và sự cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động viễn thông.

Đại biểu Nguyễn Thành Công (Ninh Bình) phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội chiều 15/6. (Ảnh: LINH NGUYÊN)

Thúc đẩy quản lý, sử dụng tần số vô tuyến điện hiệu quả

Thảo luận về sửa đổi Luật Tần số vô tuyến điện, các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, việc hoàn thiện khung khổ pháp luật là một trong những điều kiện tiên quyết để thúc đẩy quản lý, sử dụng tần số vô tuyến điện hiệu quả, góp phần phát triển hạ tầng số đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số tại Việt Nam.

Đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi), chiều 15/6. (Ảnh: LINH KHOA NGUYÊN)

Kết hợp tiền kiểm và hậu kiểm đối với phổ biến phim trên không gian mạng

Luật Điện ảnh (sửa đổi) quy định cụ thể, chặt chẽ về đối tượng được phép phổ biến phim trên không gian mạng, tiêu chí phân loại phim, cũng như trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân liên quan trong việc kịp thời phát hiện, ngăn chặn và gỡ bỏ phim vi phạm, xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân vi phạm.

Các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi), chiều 15/6. (Ảnh: LINH NGUYÊN)

Thông qua bổ sung đối tượng được xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú

Theo Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua, người sáng tạo tác phẩm văn hóa, nghệ thuật được bổ sung vào nhóm đối tượng được xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”. Trong đó, Chính phủ được giao quy định về nhóm đối tượng này.

Đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020. (Ảnh: LINH KHOA NGUYÊN)

Năm 2020, tổng thu cân đối ngân sách nhà nước đạt gần 2,28 triệu tỷ đồng

Nghị quyết của Quốc hội nêu rõ, tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước năm 2020 đạt hơn 2.279.735 tỷ đồng, bao gồm cả số thu chuyển nguồn từ năm 2019 chuyển sang năm 2020, thu kết dư ngân sách địa phương năm 2019, thu từ quỹ dự trữ tài chính theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.