Quỹ VinFuture được thành lập vào ngày 20/12/2020 nhân Ngày Quốc tế Đoàn kết Nhân loại. Hoạt động cốt lõi của Quỹ là trao Giải thưởng VinFuture - Giải thưởng vinh danh những trí tuệ xuất chúng, những thành tựu khoa học công nghệ và phát minh có tiềm năng tạo ra sự thay đổi có ý nghĩa trên quy mô toàn cầu, mang lại cuộc sống tốt đẹp cho hàng triệu người trên khắp hành tinh.
Giải thưởng chính VinFuture 2023 trị giá 3 triệu USD đã được trao cho 4 nhà khoa học gồm Giáo sư Martin Andrew Green (Australia), Giáo sư Stanley Whittingham (Mỹ), Giáo sư Rachid Yazami (Maroc) và Giáo sư Akira Yoshino (Nhật Bản) với phát minh đột phá kiến tạo nền tảng bền vững cho năng lượng xanh thông qua việc sản xuất bằng pin mặt trời và lưu trữ bằng pin Lithium-ion.
Tối 20/12, Lễ trao giải VinFuture năm 2023 với tổng giá trị giải thưởng 4,5 triệu USD đã diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã đến dự và có bài phát biểu tại buổi lễ. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
Nhà khoa học Việt Nam đầu tiên vừa được vinh danh tại Giải VinFuture 2023 - Giáo sư Võ Tòng Xuân tâm sự, ông sẽ trích phần thưởng để lập quỹ học bổng, mục tiêu thứ nhất là hỗ trợ các em theo đuổi lĩnh vực nghiên cứu về nông nghiệp để tiếp tục giúp người dân Việt Nam bớt khổ và mục tiêu thứ hai sẽ phổ cập hóa song ngữ tại các trường phổ thông Việt Nam.
Tuần lễ Khoa học công nghệ VinFuture 2023 diễn ra ngày 18 đến 21/12 tới đây đang thu hút được sự quan tâm của giới khoa học trong nước. Chuỗi tọa đàm “Khoa học vì Cuộc sống” là điểm hẹn kết nối giữa cộng đồng khoa học công nghệ Việt Nam với các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách và doanh nhân hàng đầu trong nước và quốc tế.
VinFuture 2023 chọn thông điệp “Chung sức toàn cầu”, bao gồm 4 hoạt động chính: Tọa đàm Khoa học vì cuộc sống; chuỗi đối thoại khám phá tương lai VinFuture; lễ trao giải VinFuture và giao lưu cùng chủ nhân Giải thưởng VinFuture.
Việc hai nhà khoa học Katalin Karikó và Drew Weissman đạt giải VinFuture mùa đầu tiên vừa được trao giải Nobel về Y sinh năm 2023 đã tạo dấu ấn lớn với giới khoa học thế giới về giải thưởng có giá trị hàng triệu USD do Việt Nam khởi xướng. Chỉ còn gần một tháng nữa, giải thưởng VinFuture mùa thứ 3 sẽ xướng tên nhà khoa học được vinh danh.
Hội đồng Giải thưởng VinFuture gồm các nhà khoa học, nhà phát minh uy tín quốc tế đến từ các tổ chức giáo dục, nghiên cứu và các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới.
Giải thưởng Khoa học Công nghệ toàn cầu VinFuture năm 2023 vừa chính thức đóng cổng nộp đề cử với kết quả ghi nhận 1.389 hồ sơ, tăng hơn 4 lần so với mùa giải đầu tiên.
Các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại khám phá tương lai VinFuture”, hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Một năm sau khi được vinh danh trên sân khấu của VinFuture, Giáo sư Khush vẫn tiếp tục cống hiến cho khoa học với những hỗ trợ ý nghĩa cho người trẻ trong nghiên cứu về lúa gạo.
Giáo sư Rachid Yazami, Chủ nhân Giải thưởng Chính VinFuture 2023, đánh giá cao tính đột phá và sức ảnh hưởng của giải thưởng khoa học danh giá này. "VinFuture không chỉ tôn vinh những đổi mới có tác động đến toàn nhân loại mà còn tạo nền tảng để Việt Nam trở thành trung tâm kết nối và phát triển công nghệ tiên phong của thế giới", Giáo sư nói.
VinFuture bước vào mùa giải thứ 4 với gần 1.500 đề cử đến từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, hơn 9.000 nhà khoa học trở thành đối tác đề cử. Giáo sư Richard Friend, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng VinFuture, nhận định số lượng đề cử năm nay không chỉ tăng mà còn trải dài trên nhiều lĩnh vực khác nhau, cho thấy sự đón nhận ngày càng tích cực của cộng đồng khoa học thế giới .
Hàng năm thế giới sản xuất ước tính khoảng 198 triệu km2 màn hình LCD và hơn 48,5 triệu thiết bị LCD đã bị loại bỏ ra môi trường thành rác điện tử. Đó là nguồn độc hại ảnh hưởng tới sức khỏe của con người khi sử dụng thiết bị điện tử và sinh vật biển khi rác thải điện tử bị chảy ra đại dương.
Giải thưởng Khoa học Công nghệ toàn cầu VinFuture năm 2024 vừa chính thức đóng cổng nộp đề cử với kết quả ghi nhận 1.469 hồ sơ. Ngoài số lượng đối tác đề cử tăng gần 8 lần so với mùa giải đầu tiên, điểm ấn tượng của VinFuture mùa 4 là gần 15% đối tác đề cử là các tác giả thuộc nhóm top 2% các nhà nghiên cứu hàng đầu được trích dẫn nhiều nhất trên thế giới.
Ngày 17/4, Tạp chí Time đã công bố danh sách 100 người có sức ảnh hưởng nhất năm 2024, trong số này có ba nhà khoa học được nhận Giải đặc biệt dành cho các nhà khoa học nghiên cứu các lĩnh vực mới của Giải thưởng VinFuture năm 2023.
Covid-19 làm gia tăng những rối loạn tự miễn của con người. Nếu không được can thiệp sớm, con người sẽ phải đối mặt với nhiều bệnh lý tự miễn, nhiều biến chứng, chi phí điều trị tốn kém. Phát hiện, điều trị từ sớm là hướng đi có chi phí rẻ nhất mà các nhà khoa học khuyến cáo người dân sau đại dịch Covid-19.
Hạnh phúc sau khi được vinh danh tại Giải Đặc biệt VinFuture 2023 dành cho Nhà khoa học nghiên cứu các lĩnh vực mới , Phó Giáo sư Svetlana Mojsov cho biết bà sẽ dành một phần giải thưởng cho quỹ dành cho phụ nữ trong ngành khoa học nơi mình công tác.
Giáo sư Martin Green hóm hỉnh nói, nếu trước đây người ta coi năng lượng mặt trời là "con bọ chét trên lưng con voi" thì nay cần phải nhìn lại, năng lượng mặt trời là "con voi", còn năng lượng khác là "những con bọ chét". Và đây là thế mạnh mà Việt Nam đã triển khai và cần tiếp tục phát triển hơn nữa. Trong tương lai, khi nhu cầu tăng cao, Việt Nam hoàn toàn có thể dựa vào năng lượng mặt trời thay vì hóa thạch để đáp ứng năng lượng điện một cách bền vững. Giáo sư Martin Green - Đại học New South Wales, Australia đã có những chia sẻ thú vị ngay sau được vinh danh tại giải thưởng Chính VinFuture 2023.