Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã lãnh đạo đội quân của Nhân dân Việt Nam đi qua cuộc trường chinh hơn 30 năm. Cuộc trường chinh mà ông và cả Dân tộc kiêu hãnh đi qua nhằm mục tiêu giành lại quyền độc lập dân tộc, quyền hạnh phúc cho Nhân dân. Và thắng lợi của cuộc trường chinh đã vinh danh một Dân tộc, vinh danh một vị Tướng của Nhân dân trong thế kỷ XX.
Năm 1911, khi chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành xuống tàu buôn Pháp để quyết chí ra đi rồi trở về cứu giúp đồng bào, Võ Giáp (tên khai sinh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp) mới sinh ra. Cách nhau vừa một thế hệ, nhưng rồi số phận run rủi thế nào để hai con người tài đức vẹn toàn ấy, lại gắn bó với nhau trong một sứ mệnh thiêng liêng: Giải phóng dân tộc Việt Nam.
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam luôn phải đương đầu với những cuộc chiến tranh chống xâm lược và đã lập nên những chiến công hiển hách, đồng thời cũng xuất hiện những danh tiếng lẫy lừng của dân tộc ta. Một trong tứ đại danh tướng Việt Nam đó là Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Trong Thư gửi bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích nhân kỷ niệm 5 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam (22/12/1949), Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: Quân đội ta quen gọi Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp là Anh Cả.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị Tổng tư lệnh đầu tiên, người Anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam, là một trong những huyền thoại của lịch sử hiện đại Việt Nam trong thế kỷ XX. Tên tuổi của ông gắn liền với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Cecil B.Curey, nhà sử học quân sự, sĩ quan quân đội Hoa Kỳ viết về Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp: “Ông giành chiến thắng bắt đầu từ con số không và làm được điều đó trong một đất nước nghèo nàn. Công trạng của ông là vô song và kết quả đạt được là phi thường, chính cái đó tạo nên thiên tài quân sự”(1).
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị Tổng tư lệnh đầu tiên, người Anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam là một trong những huyền thoại của lịch sử hiện đại Việt Nam ở thế kỷ XX. Tên tuổi của ông đã gắn liền với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc thống nhất đất nước; đặc biệt qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945-1975). Nhiều chính khách, tướng lĩnh, học giả trên thế giới coi ông là “một thiên tài quân sự”; “vị tướng huyền thoại”; “vị tướng kiệt xuất”… vì ông là “vị tướng văn võ song toàn”.
Thời thế tạo ra anh hùng, nhưng anh hùng lại góp phần tạo ra thời thế. Đại tướng - Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp là một trong những trường hợp như vậy. Trong lịch sử quân sự thế giới có lẽ hiếm có một người nào xuất thân từ một nhà giáo dạy sử, chưa từng được kinh qua một trường lớp chính quy nào về quân sự lại được giao sứ mệnh cầm quân, để rồi từ một người yêu nước ngay từ khi còn là một cậu học trò đến một người cộng sản chân chính - chân chính đến tận cuối đời... trở thành một vị tướng xuất chúng như Đại tướng - Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp.
Sáng 22/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham dự Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911-25/8/2021) tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình - quê nhà của Đại tướng. Tại buổi lễ, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ trình bày diễn văn Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Báo Nhân Dân xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài diễn văn này.
Sau 50 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, tháng 4/2004, Đại tướng Võ Nguyên Giáp về thăm lại chiến trường xưa. Đại tướng hồi bồi xúc động, nhân dân các dân tộc Điện Biên cũng vô cùng xúc động đón vị Tổng tư lệnh tài trí và thân yêu.
Khai mạc ngày 31/8 tại Bảo tàng Quảng Ninh và sẽ mở cửa đến ngày 30/9, triển lãm “Theo dấu chân Đại tướng” là hoạt động kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, kỷ niệm 111 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tưởng nhớ những chiến công, sự hy sinh của các thế hệ bảo vệ Tổ quốc, giáo dục thế hệ trẻ.
Nhân dịp kỷ niệm 111 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp và 77 năm Quốc khánh 2/9, ngày 31/8, tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), Liên Chi hội Bảo vệ Quyền trẻ em tỉnh Quảng Ninh phối hợp Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam và Bảo tàng Quảng Ninh tổ chức Triển lãm thơ diễn ca lịch sử và nhân vật lịch sử “Theo dấu chân Đại tướng”, với 110 bài thơ viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp do nhà giáo, nhà thơ, nhà báo Nguyễn Thị Mỹ Dung sáng tác.
Kỷ niệm 113 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911-25/8/2024), trong những ngày này, hàng trăm đoàn đại biểu của các cơ quan, đơn vị và nhân dân trong cả nước đến thăm nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy và viếng mộ của Đại tướng ở Vũng Chùa, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Cao Bằng, chiều 9/6, Chủ tịch nước Tô Lâm đã dâng hương, dâng hoa tại Đền thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong Khu di tích Quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình.
Sáng 2/6, trong chương trình công tác tại tỉnh Quảng Bình dự Lễ kỷ niệm 420 năm hình thành tỉnh Quảng Bình, 75 năm Ngày Quảng Bình quật khởi và 35 năm Ngày tái lập tỉnh, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn công tác đã đến dâng hương, dâng hoa tưởng niệm tại nơi yên nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Vũng Chùa, Đảo Yến (xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch).
Chuyến thăm viếng tư gia của Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ là một phần thưởng đặc biệt ý nghĩa cho các bạn học sinh đạt thành tích tốt tại tập đoàn giáo dục EQuest, mà còn là một buổi học giá trị về lịch sử dân tộc, cũng như về cuộc đời và nhân cách của vị Đại tướng kính yêu của dân tộc.
Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), trong những ngày qua và nhất là hôm nay (7/5), hàng nghìn người dân trong cả nước đến viếng, dâng hương tại mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Vũng Chùa, huyện Quảng Trạch và thăm nhà lưu niệm Đại tướng ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
Với Đại tá Nguyễn Bội Giong, nhờ sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, cùng sự chỉ đạo của tài năng quân sự kiệt xuất - Đại tướng Võ Nguyên Giáp, quân và dân ta giành được chiến thắng vẻ vang, làm nên một Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Chiều 3/5, tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam (Hà Nội), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Lễ giới thiệu sách “Điện Biên Phủ” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Trong khuôn khổ Liên hoan "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên" lần thứ 5 - năm 2024, sáng 26/4, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), các đại biểu đã tham gia chuỗi hoạt động tham quan địa chỉ đỏ, dâng hương tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, các Anh hùng liệt sĩ đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".
Thắng lợi của chiến dịch Ðiện Biên Phủ (7/5/1954) là thành quả của nhiều nhân tố, trong đó có đường lối lãnh đạo đúng đắn của Trung ương Ðảng, Tổng Quân ủy, trực tiếp là Ðảng ủy, Bộ Chỉ huy Mặt trận Ðiện Biên Phủ. Trên cương vị là Bí thư Ðảng ủy-Chỉ huy trưởng, Ðại tướng Võ Nguyên Giáp có vai trò quan trọng trong chiến dịch Ðiện Biên Phủ.