Các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đắk Lắk dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và anh linh các anh hùng liệt sĩ tại đền thờ liệt sĩ tỉnh.

Lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk viếng Nghĩa trang Liệt sĩ nhân kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Nhân dịp kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904-22/11/2024), sáng 21/11, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đắk Lắk và Ban tổ chức các hoạt động kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk tổ chức lễ dâng hương, lễ viếng Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh. Cùng tham dự lễ viếng có đại diện các sở, ban, ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang của tỉnh và lãnh đạo thành phố Buôn Ma Thuột.
Ê-kíp sáng tạo trao đổi về nội dung vở diễn "Nhiệm vụ hoàn thành".

Hải Phòng khởi dựng vở kịch nói “Nhiệm vụ hoàn thành”

Vở kịch nói “Nhiệm vụ hoàn thành” - một hoạt động sân khấu nghệ thuật thiết thực kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) đã được Đoàn Kịch nói Hải Phòng chính thức khởi dựng ngày 10/11 và sẽ được công diễn trên sân khấu thành phố Cảng vào tháng 12/2024.
Nhật lệnh của Đại tướng Tổng Tư lệnh gửi các đơn vị bộ đội đang tiến về Thủ đô Hà Nội

Nhật lệnh của Đại tướng Tổng Tư lệnh gửi các đơn vị bộ đội đang tiến về Thủ đô Hà Nội

Ngày 9/10/1954, sau 8 năm kháng chiến, các đơn vị của ta đang nô nức chuẩn bị tiến về Hà Nội. Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam đã có bản nhật lệnh giao nhiệm vụ cho các đơn vị bộ đội được giao tiếp quản Thủ đô. Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Báo Nhân Dân xin trân trọng giới thiệu lại tư liệu này tới cùng bạn đọc.
Du khách chụp ảnh trước nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. (ảnh: TH)

Hàng trăm đoàn khách đến thăm nhà lưu niệm và viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Quảng Bình

Kỷ niệm 113 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911-25/8/2024), trong những ngày này, hàng trăm đoàn đại biểu của các cơ quan, đơn vị và nhân dân trong cả nước đến thăm nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy và viếng mộ của Đại tướng ở Vũng Chùa, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Các đại biểu cắt băng khai mạc Triển lãm ảnh “Dấu ấn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Điện Biên Phủ”.

Triển lãm ảnh “Dấu ấn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Điện Biên Phủ” tại Quảng Bình

Kỷ niệm 79 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9, kỷ niệm 113 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911-25/8/2024), sáng 20/8, tại tỉnh Quảng Bình diễn ra Triển lãm ảnh với chủ đề “Dấu ấn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Điện Biên Phủ”.
Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng phát biểu ý kiến tại buổi làm việc với Ban Cơ yếu Chính phủ. (Ảnh: BAN CYCP)

Giải mã những chiến công của lực lượng cơ yếu

Trong các cuộc chiến tranh, mật mã đóng vai trò rất quan trọng, thậm chí có thể quyết định thắng lợi hay thất bại. Chính vì vậy, để kịp thời đáp ứng yêu cầu bảo vệ thông tin bí mật nhà nước phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy của Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang trong các cuộc đấu tranh giành độc lập, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, Đảng ta chủ trương xây dựng hệ thống thông tin liên lạc bằng mật mã từ Trung ương đến địa phương.
Viện sĩ, Giáo sư, Tiến sĩ Boviengkham Vongdara, Bộ trưởng Công nghệ và Truyền thông Lào, Chủ tịch Hội Hữu nghị Lào-Việt. (Ảnh: TTXVN)

Bản anh hùng ca sáng chói của dân tộc Việt Nam

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), Viện sĩ, Giáo sư, Tiến sĩ Boviengkham Vongdara, Bộ trưởng Công nghệ và Truyền thông Lào, Chủ tịch Hội Hữu nghị Lào-Việt Nam khẳng định, trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, Chiến thắng Điện Biên Phủ là bản anh hùng ca sáng chói, là đòn đánh quyết định mở ra giai đoạn mới cho cách mạng ba nước Đông Dương, gồm Việt Nam, Lào và Campuchia.
Lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh thăm hỏi, tặng quà các chiến sĩ Điện Biên.

Giáo dục truyền thống cách mạng từ những việc làm ý nghĩa

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) được tổ chức với quy mô cấp quốc gia. Cùng với cả nước, tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức chuỗi sự kiện với nhiều hoạt động tri ân những người đã cống hiến, hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Đây cũng là dịp để các thế hệ trên mảnh đất Bắc Ninh-Kinh Bắc cùng ôn lại những trang sử hào hùng và nhân lên niềm tự hào tiếp tục cống hiến, hành động vì quê hương, đất nước.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trình bày Diễn văn tại Lễ kỷ niệm. (Ảnh: TTXVN)

Phát huy tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt, vượt qua những thách thức, viết tiếp những bản hùng ca chiến thắng

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã có bài diễn văn quan trọng tại buổi lễ. Báo Nhân Dân xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
Du khách và cựu chiến binh tham quan di tích Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ tại xã Mường Phăng, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. (Ảnh: MỸ HÀ)

Mường Phăng, dưới trời ban trắng

Không còn đất hoang, đồi trọc, không còn cằn cỗi ruộng vườn, xã Mường Phăng, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, nay đã “chuyển mình”. Những vạt nương ngô, sắn cao sản trải dài sườn đồi; những thửa ruộng màu mỡ dồi dào nước; những nếp nhà sàn khang trang nằm yên bình bên các con đường rộng rãi, sạch đẹp; chợ trung tâm xã được nâng cấp với quy mô lớn hơn, với những sản vật đặc trưng của đồng bào dân tộc Thái, tạo nên khung cảnh vùng chiến trường xưa nay tràn đầy sức sống.
Ông Võ Điện Biên trò chuyện với các đại biểu Liên hoan "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên" lần thứ 5 - năm 2024.

"Chiến sĩ nhỏ Điện Biên" lặng nghe con trai Đại tướng Võ Nguyên Giáp kể chuyện lịch sử

Trong khuôn khổ Liên hoan "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên" lần thứ 5 - năm 2024, sáng 26/4, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), các đại biểu đã tham gia chuỗi hoạt động tham quan địa chỉ đỏ, dâng hương tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, các Anh hùng liệt sĩ đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".
Bộ sách “Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân” do PGS, TS Vũ Trọng Lâm, Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật làm chủ biên, trưng bày tại buổi lễ.

Giới thiệu bộ sách “Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân”

Sáng 20/4, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Lễ giới thiệu bộ sách “Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân” do PGS, TS Vũ Trọng Lâm, Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật làm chủ biên. Đây là hoạt động có ý nghĩa, thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) và Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Vị tướng của nhân dân

Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Vị tướng của nhân dân

Có rất nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, nhà quân sự viết sách về cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, qua đó làm rõ những công lao to lớn của Đại tướng đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Trong dòng chảy đó, vừa qua, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức xuất bản bộ sách “Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân”, góp phần làm dày thêm “kho” tư liệu về một vị tướng huyền thoại, sống mãi trong lòng dân.
Giới thiệu bộ sách “Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân”

Giới thiệu bộ sách “Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân”

Bộ sách gồm 1 cuốn tiếng Việt và 5 cuốn song ngữ: Việt-Anh, Việt-Pháp, Việt-Tây Ban Nha, Việt-Trung, Việt-Arập, lưu giữ những hình ảnh đẹp về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một chiến sĩ cộng sản bản lĩnh, kiên trung, bất khuất, Đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Sự đóng góp to lớn của lực lượng dân công, bảo đảm hậu cần cho chiến dịch là một trong những nguyên nhân chính làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ. (Ảnh tư liệu)

Quân và dân Khu Tây Bắc trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Tây Bắc là địa bàn chiến lược cả về chính trị, kinh tế và quốc phòng an ninh. Nhân dân Tây Bắc có truyền thống đấu tranh cách mạng anh dũng, kiên cường. Khu Tây Bắc được thành lập ngày 17/7/1952, gồm bốn tỉnh: Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, với diện tích 44.300 km2, dân số 440 nghìn người.
Tháng 12/1953, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định mở mặt trận có tính chất chiến lược nhằm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm của quân viễn chinh tinh nhuệ Pháp ở Điện Biên Phủ. (Ảnh tư liệu)

Phương châm chỉ đạo chiến lược của Đảng trong Đông Xuân 1953-1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ

LTS - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), từ hôm nay, Báo Nhân Dân mở chuyên mục “Lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu” (vào số báo các ngày thứ hai, thứ tư, thứ sáu, chủ nhật hằng tuần, từ ngày 1/5 đăng liên tục) và chuyên mục “Nhật ký chiến sự Điện Biên Phủ” (đăng hằng ngày) để tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ; khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc là nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Đoàn cựu chiến binh tham quan khu di tích Đồi A1. Ảnh: ĐĂNG KHOA

Mường Phăng trong tôi

Trong đời làm báo, ai cũng coi những vùng đất lịch sử, cách mạng, văn hóa hằn sâu trong tâm trí. Với tôi, đó là Mường Phăng, một cánh rừng nằm cách trung tâm thành phố Điện Biên 12 km theo đường chim bay, nơi đặt trụ sở của Bộ Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, mà người đứng đầu là Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người được Bác Hồ giao nhiệm vụ là “tướng quân tại ngoại” quyết định toàn bộ các hoạt động của chiến dịch trong 56 ngày đêm ròng rã để làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu” vào ngày 7/5/1954.
Điện Biên Phủ - Bản hùng ca còn mãi

Điện Biên Phủ - Bản hùng ca còn mãi

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tập ký sự “Điện Biên Phủ - Bản hùng ca còn mãi” vừa được Nhà xuất bản Quân đội nhân dân phát hành là một trong những ấn phẩm đầy ý nghĩa dành cho bạn đọc yêu văn hóa, lịch sử. Tác giả cuốn sách là Đại tá, nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Đoàn Hoài Trung - một cây bút tài năng và có cơ duyên gắn bó lâu năm với mảnh đất Điện Biên anh hùng.
Quang cảnh Tọa đàm: Viết tiếp truyền thống "Thần tốc-Quyết thắng" của Quân đoàn 1. (Ảnh: TRƯỜNG GIANG)

Quân đoàn 1: Viết tiếp truyền thống "Thần tốc-Quyết thắng"

Thành lập ngày 24/10/1973, Quân đoàn 1-Binh đoàn Quyết Thắng, là quân đoàn chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. 50 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Quân đoàn 1 đã lập nhiều chiến công, thành tích xuất sắc, viết nên truyền thống “Thần tốc-Quyết thắng”, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Các đại biểu tham dự Lễ đổi tên đường Võ Nguyên Giáp.

Đổi tên một đoạn Xa lộ Hà Nội thành đường Võ Nguyên Giáp

Sáng 23/8, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lễ đổi tên Xa lộ Hà Nội đoạn từ cầu Sài Gòn đến ngã tư Thủ Đức trên địa bàn thành phố Thủ Đức thành đường Võ Nguyên Giáp. Đây là chương trình ý nghĩa nhân kỷ niệm 112 năm Ngày sinh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911-25/8/2023).