Chia sẻ những cách làm hay trong xây dựng văn hóa gia đình

Đại diện các gia đình văn hóa tiêu biểu, đại diện Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, giáo viên… trên địa bàn thành phố Hà Nội đã chia sẻ những kinh nghiệm hay trong thực hiện Bộ Tiêu chí ứng xử trong gia đình, nhằm góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
0:00 / 0:00
0:00
Các đại biểu chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng văn hoá gia đình tại Hội nghị.
Các đại biểu chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng văn hoá gia đình tại Hội nghị.

Sáng 13/10, tại quận Long Biên, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp Hội Liên hiệp Phụ nữ, Thành Đoàn Hà Nội và một số cơ quan liên quan tổ chức Tọa đàm "Cách làm và kinh nghiệm hay trong thực hiện Bộ Tiêu chí ứng xử trong gia đình", góp phần nâng cao chất lượng Gia đình Văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Xây dựng gia đình là một bộ phận cấu thành trong chỉnh thể các mục tiêu phấn đấu của xã hội, vì sự ổn định và phát triển của đất nước và Thủ đô, là trách nhiệm chung của mỗi người, mỗi cấp, ngành.

Tuy nhiên, những năm gần đây, do những biến động của xã hội, giao lưu văn hoá, mối quan hệ giữa các thành viên gia đình có biểu hiện ngày càng lỏng lẻo, một số giá trị: hiếu nghĩa, thuỷ chung có biểu hiện xuống cấp, áp lực cuộc sống khu vực đô thị dễ nảy sinh nhiều mâu thuẫn...

Xây dựng gia đình là một bộ phận cấu thành trong chỉnh thể các mục tiêu phấn đấu của xã hội, vì sự ổn định và phát triển của đất nước và Thủ đô, là trách nhiệm chung của mỗi người, mỗi cấp, ngành.

Năm 2019, thành phố Hà Nội là một trong 12 tỉnh, thành phố được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lựa chọn triển khai thực hiện thí điểm Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình.

Thành phố đã chọn phường Khương Trung, quận Thanh Xuân và xã Phú Cường, huyện Ba Vì để triển khai thực hiện.

Năm 2021, thành phố thí điểm thực hiện thêm tại 5 xã, phường, thị trấn của 5 quận, huyện: Hai Bà Trưng, Gia Lâm, Sóc Sơn, Phúc Thọ, Thạch Thất để làm căn cứ triển khai nhân rộng trong thời gian tiếp theo.

Qua thời gian triển khai thí điểm và thực hiện nhân rộng, Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình được các cấp, các ngành triển khai thực hiện gắn với Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, đặc biệt là việc đăng ký, bình xét danh hiệu Gia đình văn hóa, góp phần nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa tại cơ sở, phù hợp với đời sống văn minh đô thị thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và phát triển Thủ đô.

Việc triển khai cũng xuất hiện những cách làm, kinh nghiệm hay, sáng tạo trong triển khai thực hiện, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình, về vai trò, ý nghĩa của đạo đức, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp trong gia đình; vai trò các thành viên trong gia đình đối với việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình, của dân tộc.

Tuy nhiên, việc triển khai cũng còn không ít bất cập như công tác truyền thông về việc thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình chưa thường xuyên, liên tục; nhiều kinh nghiệm hay chưa được lan toả kịp thời; nhiều giá trị văn hoá gia đình chưa được củng cố...

Tại Hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm về công tác tuyên truyền thực hiện Bộ Tiêu chí ứng xử trong gia đình gắn với nhiệm vụ hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc; Một số biện pháp giáo dục thiếu nhi tìm hiểu và thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình góp phần nâng cao chất lượng Gia đình văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò của người cao tuổi trong xây dựng văn hoá gia đình…

Các đại biểu cũng bàn về việc xây dựng con người có nhân cách tốt, lối sống đẹp, từ cách ứng xử trong gia đình là trọng tâm, cốt lõi của phát triển văn hóa; mọi hoạt động văn hóa đều phải hướng tới xây dựng, phát triển con người...