Nghị định số 116/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 được áp dụng từ năm học 2021-2022. Tuy nhiên, đến hết năm 2023, có 1.859 sinh viên học các ngành sư phạm của Trường đại học Tân Trào (tỉnh Tuyên Quang) đã đăng ký, nhưng chưa được hưởng chế độ theo Nghị định. Theo tính toán của nhà trường, số tiền cần cho việc hỗ trợ theo Nghị định 116 từ năm 2021 đến hết năm 2023 của trường là khoảng 105 tỷ đồng.
Ngày 31/5, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã công bố kế hoạch tăng lương tối thiểu bình quân tại nước này lên gần 50% so với mức hiện tại trong khoảng 1 thập kỷ tới. Động thái này thể hiện quyết tâm của chính phủ cho mục tiêu phục hồi kinh tế dựa trên tiêu dùng.
Năm 2022, người dân tại Italia đã phải trả số tiền nhiều hơn cho lượng hàng hóa ít hơn, một dấu hiệu cho thấy cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt đã tác động như thế nào đến đời sống của người dân nước này.
Giám đốc quản lý Saadia Zahidi tại WEF nhận định năng lượng, thực phẩm, nợ công và thiên tai là những yếu tố dễ nhận thấy nhất trong nhóm rủi ro ngắn hạn.
Tại cuộc họp báo kết thúc năm 2022, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres kêu gọi thế giới chung tay biến 2023 thành năm hành động vì hòa bình, bằng cách tìm giải pháp thiết thực cho các vấn đề cấp bách toàn cầu.
Kinh tế châu Âu đang bên bờ vực suy thoái trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng suy giảm, trong khi tỷ lệ lạm phát tăng vọt. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) mới đây dự báo, các nền kinh tế hàng đầu của khu vực là Đức và Italia sẽ rơi vào suy thoái trong năm tới.
Theo Công ty tư vấn chiến lược và rủi ro toàn cầu Verisk Maplecroft (Anh), ngay cả các quốc gia giàu có ở châu Âu cũng đang phải đối mặt với nguy cơ bất ổn xã hội gia tăng trong mùa đông tới do giá năng lượng và chi phí sinh hoạt tăng cao, với nhiều cuộc đình công và biểu tình vẫn đang diễn ra trên khắp châu Âu.
Số liệu của Văn phòng Thống kê quốc gia Anh (ONS) công bố ngày 17/8 cho thấy, trong tháng 7 vừa qua, lạm phát của Anh đã tăng lên mức kỷ lục mới trong 40 năm qua do giá lương thực tăng, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt ở nước này.
Theo số liệu Văn phòng Thống kê quốc gia Anh (ONS) công bố ngày 16/8, tỷ lệ thất nghiệp tại nước này vẫn ở gần mức thấp nhất trong vòng 50 năm qua, trong khi giá trị tiền lương lại trên đà giảm kỷ lục khi lạm phát đang ở mức cao nhất trong nhiều thập kỷ.
Nền kinh tế Nhật Bản phục hồi với tốc độ chậm hơn dự kiến trong quý II/2022 dưới tác động của đại dịch Covid-19, cũng như ảnh hưởng từ xung đột tại Ukraine và giá cả hàng hóa tăng cao.
Số liệu do Cơ quan Thống kê New Zealand (Stats NZ) công bố ngày 18/7 cho thấy, lạm phát nước này trong quý II đã tăng lên 7,3%, cao hơn 0,4% so với quý trước đó và là mức cao nhất trong vòng 32 năm.
Ngày 12/7, Công ty phát triển nhà ở của Thái Lan-Frasers Property Home nhận định, thị trường bất động sản của Thái Lan trong nửa cuối năm 2022 sẽ tiếp tục bị tác động bởi các yếu tố lạm phát, chi phí phát triển cao và lãi suất tăng. Các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp nhu cầu nhà ở của người dân.
Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) cảnh báo, cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt toàn cầu đang trên đà đẩy thêm 71 triệu người ở những quốc gia nghèo khó nhất vào tình trạng nghèo cùng cực.