Nhân chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam, từ ngày 14/4 đến 15/4, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ký các nghị định thư về xuất khẩu ớt, chanh leo, tổ yến, cám gạo sang Trung Quốc, cùng thỏa thuận hợp tác bảo vệ môi trường và địa khoa học.
Thực hiện Nghị định số 98/2018/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh Gia Lai tích cực kêu gọi các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và nông dân trong tỉnh xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước đạt 62,5 tỷ USD - mức cao kỷ lục từ trước đến nay, tăng 18,7% so với năm 2023. Dự báo, năm 2025, ngành nông nghiệp còn nhiều dư địa tăng trưởng xuất khẩu với sự rộng mở của các thị trường tiềm năng, hứa hẹn đạt và vượt mục tiêu kim ngạch 64-65 tỷ USD.
Xuất khẩu rau quả Việt Nam đã và đang đứng trước cơ hội trở thành mặt hàng đạt 10 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu khi hàng loạt trái cây tiếp tục được mở cửa thị trường.
Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, dự báo cả năm 2024, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt hơn 7,2 tỷ USD - con số kỷ lục từ trước tới nay, cao hơn 1,6 tỷ USD so với năm 2023. Bước nhảy vọt này đang mở ra chặng đường phát triển mới cho ngành hàng rau quả trong những năm tiếp theo trên hành trình hướng tới kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD.
Năm 2024, Gia Lai đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 750 triệu USD. Với nhiều yếu tố thuận lợi như giá các mặt hàng nông sản chủ lực tăng cao, thị trường được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đã "về đích" sớm trước hai tháng.
Hiện nay, sản lượng rau quả của cả nước ước khoảng 31 triệu tấn/năm, nhưng tỷ lệ chế biến chỉ chiếm chưa đến 20%. Thấm thía nỗi đau nhiều nông sản của Việt Nam vốn dĩ chất lượng cao nhưng phải bán đổ, bán tháo, xuất khẩu với giá rẻ mạt hoặc phải bỏ đi, có một doanh nhân đã hàng chục năm nay miệt mài tìm cách chế biến sâu nông sản, nâng cao giá trị và đưa nhiều nông sản Việt thâm nhập các thị trường đòi hỏi chất lương cao nhất trên thế giới.
Năm 2024, ngành nông nghiệp Việt Nam đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 54-55 tỷ USD. Để cán đích thành công con số này, đồng thời thiết lập kỷ lục kim ngạch mới ở nhiều mặt hàng chủ lực, thì đầu tư cho chế biến nông sản xuất khẩu là giải pháp hiệu quả và quan trọng hàng đầu.
Những năm qua, do thị trường tiêu thụ thuận lợi, xuất khẩu chanh leo được mở rộng nên cây chanh leo đang phát triển nhanh về diện tích cũng như năng suất.
Để nâng cao chất lượng các mặt hàng nông sản, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước cũng như xuất khẩu ra nước ngoài, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp ở tỉnh Quảng Trị đã đầu tư trang thiết bị cho nhà máy, đồng hành với người dân nâng cao năng lực chế biến, tạo dựng uy tín thương hiệu, mở rộng thị trường, từng bước đưa nông sản của người dân có đầu ra ổn định. Nhiều sản phẩm nông sản ở các địa phương được xuất khẩu chính ngạch sang các thị trường khó tính.
Mới đây, Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã khuyến cáo các địa phương ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ kiểm soát diện tích cây sầu riêng, không để diện tích loại cây trồng này tăng “nóng”.
Từ nhiều năm qua, câu chuyện ùn tắc nông sản tại các cửa khẩu xuất sang Trung Quốc luôn là vấn đề "nóng", nhất là vào thời điểm thu hoạch rộ các mặt hàng nông sản trên cả nước. Cùng đó là tình trạng "mất mùa được giá, được mùa mất giá", "trồng-chặt, chặt-trồng" vẫn tái diễn tại nhiều vùng nông nghiệp trọng điểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển bền vững của nhiều ngành hàng.
Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan vừa có Chỉ thị về việc phát triển bền vững sản xuất cây sầu riêng, chanh leo. Đây là hai loại trái cây đang có tốc độ tăng trưởng nhanh cả về diện tích, sản lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu, nhất là sau khi sầu riêng được cấp phép xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc; chanh leo cũng được cấp phép thí điểm xuất khẩu chính ngạch vào thị trường này từ tháng 7/2022.
Mới đây, lô hàng chanh leo đầu tiên của Việt Nam, chính thức xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc, sau khi làm các thủ tục thông quan tại cửa khẩu Hữu Nghị Quan, ở thành phố Bằng Tường, khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây.
Chiều 7/7, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức Hội nghị "Công bố xuất khẩu thí điểm chanh leo chính ngạch sang thị trường Trung Quốc và tập huấn các quy định liên quan".