Tại kỳ họp thứ 19 (kỳ họp chuyên đề), Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cho công chức thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sáng 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới tại Hà Nội từ ngày 1/1/2025. Sau sắp xếp, thành phố Hà Nội giảm 53 đơn vị hành chính cấp xã.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành các nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh: Bắc Giang, Đắk Lắk, Đồng Nai, Gia Lai, Khánh Hòa, Lào Cai, Ninh Thuận, Quảng Ninh, Phú Yên, Thái Bình, Tiền Giang, Vĩnh Long.
Thời gian qua mô hình “Chính quyền thân thiện vì nhân dân phục vụ” ở tỉnh Hà Nam đã góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về tư tưởng, nhận thức, phong cách làm việc, phục vụ nhân dân trong mỗi cán bộ, công chức. Đại đa số cán bộ, công chức có thái độ niềm nở, gần gũi, thân thiện với người dân trong giao tiếp, ứng xử; tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, không có biểu hiện gây phiền hà trong giải quyết công việc, được nhân dân đánh giá cao.
Thực hiện Kết luận số 48 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030; Nghị quyết số 35 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030; tỉnh Hà Nam đã xây dựng Đề án và thực hiện quy trình sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025; lấy ý kiến cử tri về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025.
Ngày 27/8, Đoàn công tác liên ngành của Trung ương do đồng chí Nguyễn Duy Thăng, Thứ trưởng Nội vụ làm trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Hà Nam về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025; thành lập thị xã Kim Bảng và các phường thuộc thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
Thời gian qua, cùng với việc mạnh dạn đổi mới phương thức lãnh đạo, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cơ sở, tỉnh Hà Tĩnh đã quan tâm, ban hành các cơ chế, chính sách chăm lo đời sống cho những người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn, tổ dân phố. Nhờ đó, tỉnh đã tạo động lực, cú huých mới để cán bộ toàn tâm, toàn ý thực hiện trọng trách được giao phó.
Việc sắp xếp đơn vị hành chính (ÐVHC) cấp huyện, xã giai đoạn 2019-2021 và giai đoạn 2023-2025 là nhiệm vụ hết sức quan trọng, song cũng khá nhạy cảm, tác động đến hệ thống chính trị của các địa phương. Tuy vậy, với sự chỉ đạo, tuyên truyền đồng bộ, quyết liệt từ Trung ương, bộ, ngành, nhất là sự đồng lòng của cử tri đã tạo thuận lợi để các địa phương nỗ lực triển khai, thực hiện.
Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 (ngày 12/7/2023) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội xác định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã gồm hai giai đoạn: 2023-2025 và 2025-2030. Đến nay, tại Thành phố Hồ Chí Minh, các cơ quan chức năng đã hoàn thành việc xây dựng các phương án, kế hoạch sắp xếp để trình các cấp có thẩm quyền. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, việc giải quyết, xử lý nhiều vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực, cơ sở vật chất… vẫn là những bài toán lớn đối với thành phố.
Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa 16 vừa thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thành phố Hà Nội giai đoạn 2023-2025. Sau khi sắp xếp, số lượng đơn vị hành chính cấp xã tại Hà Nội sẽ giảm từ 579 đơn vị xuống còn 518 đơn vị, giảm 61 đơn vị, với 1.031 cán bộ cấp xã, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã dôi dư.
Xác định được tầm quan trọng của công tác bảo vệ và phát triển rừng, thời gian qua, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Đắk Nông đã chủ động thực hiện tốt nhiệm vụ, phương án đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông phê duyệt; tăng cường công tác tuyên truyền đến người dân, cộng đồng dân cư; phối hợp với các đơn vị chủ rừng được hưởng lợi từ tiền dịch vụ môi trường rừng thực hiện tốt việc kiểm tra, giám sát việc sử dụng đúng mục đích, hiệu quả tiền dịch vụ môi trường rừng…nên đã đạt nhiều kết quả tích cực.
Hà Nội hiện có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, 579 đơn vị hành chính cấp xã. Theo phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã của Hà Nội giai đoạn 2023-2025, các quận, huyện, thị xã có đơn vị hành chính cấp xã phải sáp nhập gồm: Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Đông, Đống Đa, Long Biên, Đan Phượng, Thường Tín, Quốc Oai, Ứng Hòa và Sơn Tây.
Chiều 28/2, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030 tổ chức phiên họp lần thứ nhất. Chủ trì phiên họp, có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Trần Lưu Quang, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo; Phạm Thị Thanh Trà, Bộ trưởng Nội vụ, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1268/QĐ-TTg thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030.
Bày tỏ thống nhất với Tờ trình của Chính phủ về dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự (ANTT) ở cơ sở, các đại biểu Quốc hội cũng khẳng định vai trò quan trọng của dự án luật này, đồng thời góp ý một số nội dung liên quan việc bảo đảm hoạt động cho lực lượng quan trọng ở cơ sở này.
Sáng 31/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030.
Sáng 31/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030.
Ngày 25/7, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường có công văn gửi các cơ quan báo chí về việc công bố Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030 vừa được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ký chứng thực.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ khẩn trương ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025, trong đó xác định cụ thể yêu cầu về lộ trình, tiến độ thực hiện, trách nhiệm của các đơn vị liên quan.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, hiệu quả của sắp xếp đơn vị hành chính không chỉ đơn thuần là đo lường việc cắt giảm được bao nhiêu đơn vị hành chính, tinh giản được bao nhiêu biên chế mà điều quan trọng nhất là hiệu quả thực chất của bộ máy chính quyền, chất lượng các dịch vụ công mà người dân và doanh nghiệp được thụ hưởng và sự phát triển kinh tế-xã hội trên các địa bàn được sắp xếp.
Sắp xếp đơn vị hành chính (ÐVHC) cấp huyện, cấp xã nhằm tổ chức hợp lý ÐVHC các cấp là nhu cầu thực tiễn phù hợp xu thế phát triển của đất nước. Kết luận số 48-KL/TW ngày 30/1/2023 của Bộ Chính trị về nội dung này nhấn mạnh tiếp tục triển khai tổng thể, đồng bộ giai đoạn 2023-2030 trên phạm vi và quy mô lớn nhất từ trước tới nay. Thực hiện tốt chủ trương lớn này, chúng ta sẽ có được bộ máy gọn, con người tinh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phát huy nguồn lực thúc đẩy phát triển, nâng cao đời sống nhân dân, tạo nền móng xây dựng đất nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thực hiện chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2019-2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành 48 nghị quyết để sắp xếp 21 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.056 đơn vị hành chính cấp xã tại 45 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, qua đó giảm tám đơn vị hành chính cấp huyện, 561 đơn vị hành chính cấp xã; giảm 429 cơ quan ở cấp huyện và 3.437 cơ quan ở cấp xã. Kết quả bước đầu góp phần giúp các đơn vị hành chính mới thành lập mở rộng không gian phát triển, huy động hiệu quả hơn nguồn lực.
Chiều 12/4, Đoàn giám sát việc thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019-2021 do đồng chí Nguyễn Khắc Định, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Trưởng đoàn giám sát đã có buổi làm việc với tỉnh Quảng Ninh.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa có công văn gửi Bộ Nội vụ về việc giải quyết vướng mắc trong thực hiện BHXH bắt buộc đối với hơn 10.200 người là Phó Chỉ huy trưởng Quân sự xã, Phó Trưởng Công an xã, người làm việc theo hợp đồng lao động tại UBND cấp xã.