Theo thông tin từ Vùng 4 Hải quân, ngày 18/11, Bệnh xá đảo Trường Sa, Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân tiếp nhận và cấp cứu, điều trị kịp thời cho một ngư dân tỉnh Phú Yên.
Vào khoảng 9 giờ sáng 5/11 có 20 trẻ mầm non Trường Mầm non xã xã Giang Ma, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu phải nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Lai Châu.
Theo thông tin từ Vùng 4 Hải quân, ngày 30/10, Bệnh xá đảo Song Tử Tây (huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) tiếp nhận và điều trị cho một ngư dân bị tai nạn trên biển.
Theo thông tin từ Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân, đến 19 giờ ngày 13/10, tàu 418, thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiếp cận đảo Sinh Tồn (huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa), bàn giao bệnh nhân Nguyễn Phú Quốc lên đảo, kịp thời cấp cứu, điều trị.
Theo thông tin từ Bệnh xá đảo Sơn Ca, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, sáng nay (26/9), quân y đảo tiếp tục điều trị tích cực, theo dõi sát diễn biến bệnh lý của ngư dân Nguyễn Hữu Thanh bị giảm áp do lặn sâu.
Các y, bác sĩ tại Đà Nẵng đã được các chuyên gia đến từ Hoa Kỳ tập huấn trang bị, thực hành chuyên sâu với 4 kỹ năng cấp cứu quan trọng bao gồm: kỹ năng cấp cứu ngừng tuần hoàn nâng cao, quản lý đường thở trong cấp cứu, siêu âm tim cấp cứu, siêu âm FAST.
Từ ngày 20 đến sáng 21/9, tại xã Nông Thượng, thành phố Bắc Kạn (Bắc Kạn) đã có 70 người phải nhập viện với biểu hiện nôn, sốt, đau bụng, đau đầu. Chưa có trường hợp nào nguy kịch, nhưng hiện chưa rõ nguyên nhân gây nên tình trạng này.
Mưa bão, lũ lớn chưa từng có diễn ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên uy hiếp tính mạng, sức khỏe người dân khi nhiều người bị thương, nguy cơ dịch bệnh phát sinh, lây lan. Với tinh thần chủ động, ngành y tế Thái Nguyên đã triển khai các giải pháp cấp cứu, điều trị kịp thời cho người bệnh và phòng chống dịch, bệnh sau lũ để bảo vệ sức khỏe người dân.
Bộ Y tế sáng vừa có công điện về việc chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 4, trong đó yêu cầu tổ chức trực chuyên môn, trực cấp cứu 24/24; sẵn sàng thu dung cấp cứu cho nạn nhân do mưa, lũ gây ra; không để gián đoạn trong công tác cấp cứu, điều trị cho người dân...
Ngày 17/9, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi cho biết, các y bác sĩ của bệnh viện đang điều trị tích cực cho 2 bệnh nhân ở phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ bị ngộ độc sau khi ăn cá nóc.
Ngay sau khi tiếp nhận nạn nhân từ các tỉnh bị lũ lụt, sạt lở đất chuyển về, nhiều bệnh viện tuyến trên đã xuyên đêm tổ chức mổ cấp cứu, nỗ lực cao nhất để cứu chữa cho người bệnh.
Hai nạn nhân trong vụ lũ quét tại Làng Nủ, Bảo Yên, Lào Cai đang được các nhân viên y tế Bệnh viện Bạch Mai tích cực cứu chữa. Trong đó có một trường hợp đang phải sử dụng ECMO hỗ trợ hô hấp, suy đa tạng, tình trạng rất nặng.
Những ngày vừa qua, với vai trò là bệnh viện ngoại khoa tuyến đầu, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trực tiếp chỉ đạo hội chẩn cấp cứu từ xa, tiếp nhận và điều trị nạn nhân thuộc khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc: Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Lạng Sơn…
Ngày thứ 3 sau bão số 3, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tiếp nhận 100 ca cấp cứu, trong đó có 50% là ca nặng, đa phần là các trường hợp chấn thương sọ não, kèm theo chấn thương cột sống cổ, ngực, bụng, tứ chi...
Sau cơn bão số 3, sáng ngày 9/9, Bệnh viện Bãi Cháy tiếp nhận cấp cứu 6 trường hợp bệnh nhân bị ngộ độc khí CO từ máy phát điện. Đáng chú ý có 2 trường hợp ngộ độc khí CO trong tình trạng hôn mê, suy hô hấp rất nguy kịch.
Thống kê ban đầu một số cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã bị thiệt hại ở các mức độ khác nhau do hậu quả của bão số 3. Tuy vậy, công tác tiếp nhận cấp cứu, điều trị cho người bệnh vẫn bảo đảm duy trì, đặc biệt một số ca chấn thương nặng đã được cấp cứu kịp thời.
Trong ngày bão số 3 đổ bộ, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện E luôn sáng đèn và liên tiếp tiếp nhận nhiều trường hợp người dân bị thương do tai nạn liên quan đến cơn bão số 3.
Trong ngày 7/9, các y, bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai vẫn cần mẫn thực hiện y lệnh, theo dõi, điều chỉnh các chỉ số cho người bệnh, chào đón những em bé chào đời…
Bộ Y tế đề nghị y tế các địa phương tổ chức trực chuyên môn, trực cấp cứu 24/24; sẵn sàng thu dung cấp cứu cho nạn nhân do mưa, lũ gây ra; không để gián đoạn trong công tác cấp cứu, điều trị cho người dân. Các bệnh viện tuyến Trung ương khẩn trương ra quyết định thành lập các tổ (đội) cấp cứu lưu động để hỗ trợ trong các tình huống khẩn cấp.
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế yêu cầu tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh, bảo đảm tất cả người bệnh cấp cứu được khám và điều trị, không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ trường hợp cấp cứu.
Chiều 26/8 đoàn nghị sĩ Thượng viện Nhật Bản có chuyến kiểm tra, khảo sát hiệu quả các dự án viện trợ phát triển (ODA) của Chính phủ Nhật Bản tại Bệnh viện Bạch Mai.
Trên chuyến xe khách từ Đắk Lắk đến Thành phố Hồ Chí Minh một nữ hành khách lên cơn đau tim đã thoát "cửa tử" nhờ sự giúp đỡ kịp thời của các cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Đắk Nông.
Trước tình trạng suy gan tối cấp, nguy kịch tính mạng của người bệnh, các bác sĩ đã thực hiện thay huyết tương thể tích cao từ nguồn 120 người hiến tặng trong ngân hàng huyết học để cứu người.
Vào khoảng 11 giờ 30 phút ngày 13/8, tại thôn Hòa Bình, xã Hải Lựu, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc xảy ra vụ sạt lở đất làm 1 người chết, 1 người bị thương.
Tiếp nhận một sản phụ nguy kịch do mất máu do rau bong non, thai nhi 7 tháng chết lưu mà nguồn máu dự trữ tại bệnh viện không còn, ngay lập tức 8 y, bác sĩ thuộc Bệnh viện Trung tâm Y tế huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) đã tình nguyện hiến máu; cứu bệnh nhân S. qua cơn nguy kịch.
Theo thông tin từ đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, chiều tối 5/8, sức khỏe ông Mai Anh Tuấn, sinh năm 1994, quê quán phường Hoài Hảo, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định bị vợt sắt đánh vào đầu, vùng thái dương bên phải đã ổn định.
Ngày 17/7, Phòng Cảnh sát Giao thông, Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, các cán bộ, chiến sĩ của đơn vị vừa giúp đỡ một người dân kịp thời đưa cháu bé 2 tháng tuổi vào bệnh viện cấp cứu kịp thời, cháu bé đã tạm thời qua cơn nguy kịch, không ảnh hưởng đến tính mạng.