Các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm ngặt các quy chuẩn sản xuất, nâng cao quy trình kiểm soát, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
Đặc biệt, các giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu của ngành vật liệu nội thất Việt Nam…
Các ý kiến tại hội thảo cũng nhằm bảo đảm thực hiện Thông tư 04 năm 2023 của Bộ Xây dựng về thúc đẩy ngành sản xuất, thi công vật liệu nội thất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu thị trường.
Phát biểu tại hội thảo, ông Trần Xuân Toàn, Phó Tổng biên tập Báo Tuổi Trẻ cho rằng, trong bối cảnh nhiều sản phẩm nội thất hiện nay được sản xuất phần lớn từ gỗ công nghiệp, rất ít người quan tâm đến yếu tố sức khỏe và nguồn gốc.
Các đại biểu dự hội thảo. |
Kết quả khảo sát cho thấy, có 24% bạn đọc quan tâm về mẫu mã, 17% quan tâm giá trong khi ở các thị trường mà Việt Nam đang xuất khẩu như Mỹ, EU, 2 yếu tố được đặt lên hàng đầu là an toàn và nguồn gốc.
Ông Lê Trung Thành, Viện trưởng Viện Vật liệu xây dựng, cho biết, Thông tư 04 sẽ có hiệu lực vào đầu năm 2024, là quy chuẩn bắt buộc mà các doanh nghiệp sản xuất vật liệu gỗ công nghiệp phải tuân thủ. Các tiêu chuẩn liên quan đến sức khỏe người tiêu dùng là bắt buộc áp dụng.
Đây là cơ sở để phân biệt doanh nghiệp làm sản xuất tuân thủ yêu cầu với doanh nghiệp không bảo đảm, tăng tính minh bạch cho môi trường kinh doanh, công bằng cho các doanh nghiệp.
Nêu ý kiến, ông Nguyễn Chánh Phương, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng, ngành gỗ Việt Nam đặt mục tiêu phát triển bền vững, tuy đã có hệ thống tiêu chuẩn rõ ràng, có tầm nhìn nhưng vẫn chậm trong chuyển đổi xanh.