Các tuyến cao tốc tại Quảng Ninh căng mình chống bão số 3

NDO - Hàng loạt các điểm nguy cơ sạt trượt taluy trên dọc các tuyến cao tốc Hạ Long-Vân Đồn, Tiên Yên-Móng Cái và Quốc lộ 18 đoạn Hạ Long-Mông Dương đã được be chắn bằng bạt, bao cát chắc chắn...
Các tuyến cao tốc tại Quảng Ninh căng mình chống bão số 3

Từ 6 giờ sáng 7/9, do ảnh hưởng của bão số 3 gió lớn bắt đầu nổi lên kèm mưa lớn tại các khu vực thuộc thành phố Móng Cái và địa phận lân cận. Tính đến 10 giờ sáng 7/9, sức gió đo được khoảng 150-160 km/giờ, tương đương cấp 12.

Các tuyến cao tốc tại Quảng Ninh căng mình chống bão số 3 ảnh 1
Các tuyến cao tốc tại Quảng Ninh căng mình chống bão số 3 ảnh 2

Ghi nhận của các đơn vị quản lý tuyến cao tốc cho thấy, gió lớn đã gây thiệt hại một số cơ sở vật chất như mái che nhà gửi xe nhà điều hành, hay mái tôn nhà dân rơi vào Trạm thu phí tại Km 153 Quốc lộ 18 gây hư hại một số hạng mục của trạm.

Trong khi đó, tại Km150+900 Quốc lộ 18, cột điện bị đổ ra ngang đường, làm cản trở giao thông sáng 7/9. Các lực lượng cứu hộ đã có mặt tại hiện trường để khắc phục sự cố, dự kiến hoàn thành trước 12 giờ cùng ngày.

Các tuyến cao tốc tại Quảng Ninh căng mình chống bão số 3 ảnh 3

Ngay khi nhận thông tin về cơn bão số 3, ngay từ ngày 5/9, Công ty Công ty cổ phần BOT Biên Cương và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đầu tư và phát triển hạ tầng Vân Đồn đã phối hợp với các nhà thầu “bật chế độ” ứng phó thiên tai mà các đơn vị đề ra ngày từ đầu năm.

Các tuyến cao tốc tại Quảng Ninh căng mình chống bão số 3 ảnh 4
Các tuyến cao tốc tại Quảng Ninh căng mình chống bão số 3 ảnh 5

Theo đại diện Công ty Công ty cổ phần BOT Biên Cương và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đầu tư và phát triển hạ tầng Vân Đồn, có một số vị trí tiềm ẩn nguy cơ sạt trượt trở lại khi bão Yagi đổ bộ trên tuyến Quốc lộ 18 đoạn Hạ Long-Mông Dương như: Km167+290 (trái tuyến); Km167+260 (phải tuyến).

Còn tuyến cao tốc Hạ Long-Vân Đồn do địa thế đất đồi mềm, yếu, đã “no nước” trong suốt mùa mưa bão năm 2024 nên tiềm ẩn khá nhiều vị trí nguy cơ sạt trượt như tại Km33+820 (trái tuyến); Km40+100 TT, Km47+550 (trái tuyến), Km Km51+750 (trái tuyến); Km51+820 (phải tuyến); Km52+150 (trái tuyến), Km58+000 (phải tuyến), Km64+400 (trái tuyến).

Tuyến cao tốc Tiên Yên-Móng Cái hiện tiềm ẩn nguy cơ sạt trượt tại 127+830 (trái tuyến), Km146+720 (trái tuyến). Đây đều là những điểm đã từng sạt trượt khi cơn bão số 2 đổ bộ vào cuối tháng 7/2024. Tuy nhiên, các đơn vị quản lý cao tốc tuyến từ Hạ Long tới Móng Cái đều khẳng định, đã chủ động phương án giảm thiểu rủi ro cho các điểm cơ yếu trên.

Các tuyến cao tốc tại Quảng Ninh căng mình chống bão số 3 ảnh 6
Các tuyến cao tốc tại Quảng Ninh căng mình chống bão số 3 ảnh 7
Các tuyến cao tốc tại Quảng Ninh căng mình chống bão số 3 ảnh 8

Trong ngày 7/9, các đơn vị quản lý, nhân sự thuộc các tuyến cao tốc trên địa bàn được huy động chốt trực 100% tại điểm trên các tuyến cao tốc Hạ Long-Vân Đồn, Tiên Yên-Móng Cái và Quốc lộ 18 đoạn Hạ Long-Mông Dương. Cán bộ, công nhân viên đều sẵn sàng ứng phó với các diễn biến phức tạp của siêu bão Yagi.

Các tuyến cao tốc tại Quảng Ninh căng mình chống bão số 3 ảnh 9

Sau khi đã kiểm tra, rà soát các điểm có nguy cơ sạt trượt trên toàn tuyến cao tốc đang quản lý gồm cao tốc Hạ Long-Vân Đồn; Tiên Yên-Móng Cái và Quốc lộ 18 đoạn Hạ Long-Mông Dương, 100% nhân sự công ty được huy động vào nhóm trực ứng phó với cơn bão số 3.

Các công tác phòng chống bão lũ, thiên tai được điều phối nhịp nhàng, cẩn trọng và nhanh chóng, như điều chỉnh dòng chảy, để nước không ngập úng, không chảy tác động trực tiếp vào các vị trí đã sạt trượt (trong các đợt bão trước, và các vị trí có nguy cơ sạt trượt mới); phủ bạt, che chắn để nước mưa không rơi vào taluy và các vị trí đất mềm, yếu; khơi thông cống, rãnh thoát nước dọc toàn tuyến cao tốc.

Các tuyến cao tốc tại Quảng Ninh căng mình chống bão số 3 ảnh 10

Đối với vị trí đã sạt trượt (trong lần bão số 2 và các vị trí có nguy cơ tiềm ẩn sạt trượt mới), đơn vị đã bố trí đặt các biển cảnh báo cho xe di chuyển trên cao tốc.

Còn trên Quốc lộ 18 đoạn qua phường Quang Hanh thường xảy ra ngập úng, do địa thế thấp, trũng, đơn vị đã cử cán bộ trực khơi thông dòng chảy, mương, rãnh xung quanh, nhằm hạn chế ngập úng và xử lý tại chỗ khi có xảy ra sự cố bởi thiên tai.