Hai tháng trở lại đây, giá cà-phê Việt Nam đang dần đánh mất “sự kết nối” với giá cà-phê thế giới. Trước biến động bất thường này, Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) đã đưa ra nhận định cũng như dự báo chuyển động giá cà-phê từ nay đến cuối năm.
Tiếp tục các hoạt động trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, chiều 30/7, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Đại diện cấp cao Liên minh châu Âu về chính sách đối ngoại và an ninh Josep Borell Fontelles cùng Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham quan Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (Hà Nội) và thưởng thức cà-phê Việt Nam.
Trưa 8/12, sau khi tiến hành hội đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Belarus Roman Golovchenko đã cùng tham quan Cột cờ Hà Nội và thưởng thức cà-phê Việt Nam. Hoạt động diễn ra nhân chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Belarus Roman Golovchenko đến Việt Nam từ ngày 6-9/12.
Có thể nói, 2023 là một năm “được giá” của ngành cà-phê Việt Nam, trong đó, tháng 9 giá đã lên đỉnh lịch sử với 68.500 đồng/kg. Dự kiến, sang năm 2024, nguồn cung cà-phê nước ta sẽ trở thành tiêu điểm của thị trường. Do đó, doanh nghiệp Việt cần sớm có chiến lược để “làm chủ giá”.
Tối 24/11/2023, bộ phim tài liệu “The Tao of Coffee - Cà-phê đạo” đã được phát sóng trên kênh truyền hình Discovery tại Australia và New Zealand. Đây là lần đầu tiên một bộ phim tài liệu nói về khát vọng và hành trình nỗ lực của ngành cà-phê Việt Nam được phát sóng trên toàn cầu.
Chiều 24/10 theo giờ địa phương, cửa hàng cà-phê Coffilia đầu tiên ở Kuwait đã chính thức khai trương tại Khách sạn biển Al-Kout ( quận Fahaheel, tỉnh Ahmadi). Đây cũng là cửa hàng cà-phê thương hiệu Việt Nam đầu tiên có mặt tại quốc gia vùng Vịnh này.
Đắk Lắk được mệnh danh là “thủ phủ” cà-phê Việt Nam, bởi diện tích và sản lượng luôn đứng đầu cả nước. Nhiều năm qua, cà-phê là nông sản chủ lực trong cơ cấu kinh tế, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm xã hội và kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Đắk Lắk đang xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà-phê thế giới.
Gia tăng tỷ lệ xuất khẩu cà-phê qua chế biến sẽ là hướng đi ưu tiên và tất yếu để Việt Nam đón đầu xu hướng thị trường và hướng tới sự phát triển bền vững.
Trong những tháng đầu năm 2023, thị trường Liên minh châu Âu (EU) vẫn “hút” một khối lượng đáng kể hàng nông, lâm, thủy sản Việt Nam, như: gạo, cà- phê, cao su, thủy sản… Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu chưa cao do tình hình lạm phát tại các quốc gia trong khu vực vẫn diễn biến phức tạp, kéo theo nhu cầu tiêu dùng sụt giảm.
Chiều 8/6, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xuất nhập khẩu 2/9 Đắk Lắk (Simexco Dak Lak), thuộc sở hữu của Tỉnh ủy Đắk Lắk tổ chức kỷ niệm 30 năm ngày thành lập (8/6/1993-8/6/2023). Simexco Dak Lak là doanh nghiệp hàng đầu trong ngành cà-phê Việt Nam hiện nay.
Quy tụ hàng nghìn chuyên gia, đại diện doanh nghiệp trong lĩnh vực nhập khẩu, sản xuất, thương mại và ăn uống, Coffee Tea Cacao Russian Expo là một trong những sự kiện lớn nhất tại Nga trong lĩnh vực cà-phê, trà, ca cao. Đây cũng là cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam quảng bá sản phẩm đến thị trường Nga, vốn được xem nhiều tiềm năng.
Chiều 31/1, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk cho biết, Lễ hội cà-phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 với chủ đề “Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà-phê thế giới” được tổ chức từ ngày 10 đến 14/3/2023, tại thành phố Buôn Ma Thuột và một số địa phương trong tỉnh.
Thời gian qua, do giá cả trồi sụt, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng nhiều đến sản xuất cà-phê trong nước. Nhằm phát triển bền vững ngành cà phê, nâng cao đời sống nhân dân các địa phương cần đẩy mạnh tái canh, trồng xen các loại cây ăn quả trong vườn cà phê. Đặc biệt là từng bước xây dựng vùng vùng nguyên liệu cà phê chất lượng cao, cà phê đặc sản.
Theo một nghiên cứu mới được Viện Nghiên cứu và Phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam (VIRI, trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) công bố, để phát triển bền vững, thân thiện với môi trường, đáp ứng các điều khoản về thương mại tự do EVFTA và CPTPP, ngành cà-phê của nước ta cần được xây dựng theo hướng "có trách nhiệm" và "xanh" hơn.