Theo đó, các đơn vị chủ rừng nhà nước và các đơn vị được nhà nước giao rừng, cho thuê rừng phải chủ động triển khai các công việc liên quan công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng như: bảo đảm quân số để tăng cường tuần tra bảo vệ rừng, canh gác lửa rừng, kiểm soát chặt chẽ người ra vào rừng; ứng trực 24/24 giờ tại các chốt, trạm bảo vệ rừng trong các ngày khô hanh, nắng nóng kéo dài...
Các đơn vị kiểm tra mùa khô. |
Bên cạnh đó, các đơn vị có kế hoạch phối hợp chặt chẽ các đơn vị, địa phương để tăng cường lực lượng, phương tiện, dụng cụ phòng cháy, chữa cháy rừng cho các trạm, chốt bảo vệ rừng; không để người dân tự ý vào rừng sử dụng lửa khi có cảnh báo cháy rừng ở cấp IV, cấp V.
Chi cục Kiểm lâm thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo cháy rừng trên website của Cục Kiểm lâm và cập nhật diễn biến thời tiết, kịp thời thông tin cảnh báo nguy cơ cháy rừng, phát hiện sớm cháy rừng, chuẩn bị sẵn sàng lực lượng tham gia chữa cháy khi xảy ra cháy rừng.
Bố trí lực lượng thường trực 24/24 giờ và chuẩn bị sẵn sàng phương tiện, dụng cụ, thiết bị phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy rừng khi có lệnh điều động của cấp trên để tập trung chữa cháy rừng kịp thời đạt hiệu quả cao nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra.
Các đơn vị kiểm tra rừng trong mùa khô. |
Chi cục Kiểm lâm rà soát các trọng điểm có nguy cơ xảy ra phá rừng, cháy rừng, nhất là tại các khu rừng tự nhiên, rừng trồng trên địa bàn để chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và ngăn chặn tình trạng phá rừng, lấn chiếm rừng, hủy hoại rừng, khai thác rừng trái pháp luật ngay từ cơ sở.
Đối với những vùng có nguy cơ cháy cao, vào thời gian cao điểm phải yêu cầu Hạt Kiểm lâm các địa phương phân công cán bộ trực 24/24 giờ để theo dõi, tiếp nhận thông tin cháy rừng; đồng thời chủ động về lực lượng và phương tiện để sẵn sàng phối hợp ứng cứu khi có cháy rừng xảy ra.
Các đơn vị kiểm tra rừng trong mùa khô. |
Phòng chống cháy rừng trong mùa khô
Các Ủy ban nhân dân các địa phương có phương án phòng cháy, chữa cháy rừng các cấp kịp thời, sát với thực tế nhằm thực hiện có hiệu quả các biện pháp bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng bảo đảm đủ khả năng ứng phó với các tình huống xảy ra; thực hiện tốt phương châm “bốn tại chỗ” trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
Bên cạnh đó, các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn; rà soát, xác định các khu rừng có nguy cơ cháy cao, đặc biệt chú trọng các khu rừng rụng lá vào mùa khô và các khu vực rừng trồng.
Ngoài ra, các đơn vị kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn kiểm soát việc sử dụng lửa trong rừng và gần rừng của người dân, nhất là hoạt động đốt nương làm rẫy; dừng ngay việc dùng lửa để xử lý thực bì và những hành vi dùng lửa khác có nguy cơ gây cháy rừng trong suốt thời kỳ cao điểm mùa khô.