Tối 17/11, tại Thành phố Hồ Chí Minh, chung kết cuộc thi AI Hackathon 2024, với chủ đề “Bảo vệ hành tinh xanh” đã khép lại với những màn trình bày sáng tạo và những màn thi đấu đầy cảm xúc từ các đội thi tài năng. Cuộc thi do Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp KDI Education tổ chức.
Chiều 14/11, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp UBND thành phố Hà Nội, Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội tổ chức Hội nghị “Thúc đẩy thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn của Việt Nam”.
“Thanh niên khởi xướng dự án Phát triển bền vững”, với tên tiếng Anh là Youth Power 3.0: Gen Z - Say Yes” là một dự án dành cho những thanh niên SOS sẵn sàng dấn thân và kiến tạo sự thay đổi tích cực cho cộng đồng được thực hiện bởi SOS Việt Nam, với sự hỗ trợ của Văn phòng SOS châu Á.
Từ ngày 2-10/11, tại Trung tâm Giao lưu văn hoá phố cũ (46 Hàng Bài), triển lãm “Phục xanh” giới thiệu các tác phẩm hội họa, điêu khắc, nhiếp ảnh, sắp đặt và video dưới dạng phóng sự.
Hiện, tại đồng bằng sông Cửu Long, việc sử dụng phân bón không đúng cách đang là vấn đề tại nhiều địa phương. Trong khi đó, việc sản xuất lúa gạo, việc sử dụng phân bón hợp lý hết sức quan trọng, không chỉ tăng sản lượng, chất lượng mà còn bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe con người.
Ngày 31/10, Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ninh phối hợp Trung tâm Truyền thông Tài nguyên-Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức Hội nghị “Truyền thông phổ biến chính sách giảm thiểu nhựa cho ngành hàng thực phẩm tươi sống, đông lạnh”.
Ngày 29/10, tại Hà Nội, Tạp chí Tiếp thị và Gia đình phối hợp Công ty CP Acecook Việt Nam tổ chức tọa đàm trực tuyến, có chủ đề "Chuyển đổi xanh: Doanh nghiệp hành động, cộng đồng hưởng lợi” với sự tham dự của các chuyên gia, nhà quản lý kinh tế, môi trường và đại diện các doanh nghiệp tiên phong trong chiến lược chuyển đổi xanh.
Vô vàn những thách thức, như xung đột, suy thoái kinh tế, nạn đói, biến đổi khí hậu… đặt gánh nặng lên cuộc sống của người dân ở nhiều quốc gia. Nhóm họp tại thành phố Pescara của Italia mới đây, Bộ trưởng Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) nêu quan ngại về cuộc khủng hoảng đang kìm hãm tiến trình thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững (SDG), đồng thời kêu gọi nỗ lực toàn cầu nhằm tìm ra giải pháp cho những vấn đề này.
Kinh tế tuần hoàn - mô hình kinh tế phục hồi và tái tạo dựa trên việc thiết kế và tối đa hóa hiệu quả tài nguyên đang trở thành xu hướng quan trọng giúp Việt Nam hướng tới phát triển bền vững.
Ở nước ta, lĩnh vực nông nghiệp chiếm khoảng 30% tổng lượng phát thải khí nhà kính toàn quốc, tập trung chủ yếu trong hai lĩnh vực là trồng lúa nước và chăn nuôi. Vì vậy, cùng với cả nước, giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất nông nghiệp đang là định hướng lớn mà tỉnh Quảng Bình thực hiện bằng những giải pháp, cách làm và mô hình phù hợp.
Ngày 15/10, tại Quảng Ngãi, Quỹ Khuyến học sữa đậu nành Việt Nam, Công ty Sữa đậu nành Việt Nam Vinasoy thuộc Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi phối hợp Hội Chữ thập đỏ Việt Nam triển khai Chương trình “Sữa đậu nành học đường” năm học 2024-2025.
Chiều 12/10, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi cho biết, cơ quan này vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần đầu tư bất động sản bán lẻ Hùng Cường (địa chỉ phường Nghĩa Chánh, thành phố Quảng Ngãi) số tiền 215 triệu đồng do vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.
Ngày 11/10, thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế), Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp UBND thành phố Huế tổ chức Hội nghị phổ biến mô hình điểm về thu gom, phân loại, tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu rác thải nhựa dựa vào cộng đồng.
“Ngày hội Côn Đảo Xanh” là một hoạt động trọng tâm của Chiến dịch “Bay nhẹ tới Côn Đảo” vừa được Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) phát động.
Phát triển ngành nước bền vững là một trong những mục tiêu quan trọng của Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước nhằm bảo đảm nhu cầu cơ bản thiết yếu cho người dân, cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng đời sống người dân. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang đối mặt tình trạng ô nhiễm môi trường nước, ngập úng do tốc độ đô thị hóa, phát triển kinh tế-xã hội nhanh, tác động biến đổi khí hậu, đặc biệt tại các đô thị lớn. Điều này đang ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển bền vững của các đô thị, khu dân cư.
Ngày 26/9, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy ký quyết định số 3097/QĐ-BTNMT về việc tổ chức Giải thưởng Báo chí tài nguyên và môi trường lần thứ VII.
Tại Acecook Việt Nam, việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững luôn là một phần quan trọng trong mọi hoạt động của doanh nghiệp. Với cam kết mạnh mẽ đối với việc gìn giữ hành tinh xanh, Acecook Việt Nam đang triển khai nhiều sáng kiến để giảm tác động tiêu cực đến môi trường, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm và cuộc sống cộng đồng.
Thời gian qua, lực lượng đoàn viên, thanh niên tại tỉnh Bến Tre đã tích cực thực hiện các công trình, phần việc nhằm chung tay bảo vệ môi trường đạt được nhiều kết quả khả quan, tạo được sự lan tỏa mạnh mẽ. Từ đó, đã góp phần thay đổi nhận thức trong cộng đồng về bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu và cùng địa phương xây dựng nông thôn mới.
Chiến dịch Làm cho Thế giới sạch hơn được tổ chức hằng năm là dịp lan tỏa các hoạt động cộng đồng vì môi trường, nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường, đồng thời kêu gọi các cá nhân, tập thể và cộng đồng cùng chung tay có những hành động thiết thực để giảm bớt gánh nặng cho thiên nhiên và môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Sáng 22/9, tại Công viên Chu Văn An (xã Thanh Liệt), Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp UBND huyện Thanh Trì (TP Hà Nội) tổ chức Lễ ra quân Hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2024.
Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 (gọi tắt Luật Bảo vệ môi trường 2020) có hiệu lực từ ngày 1/1/2022, gồm 16 chương, 171 điều, với nhiều chính sách mới mang tính đột phá và được kỳ vọng tạo bước tiến lớn trong công tác bảo vệ môi trường tại nước ta hiện nay.
Trở thành thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc từ ngày 20/9/1977, sau 47 năm, Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ, đóng góp ngày càng hiệu quả vào các lĩnh vực trụ cột của tổ chức đa phương lớn nhất toàn cầu. Từ một quốc gia nhận được nhiều sự hỗ trợ của Liên hợp quốc trong công cuộc tái thiết đất nước, Việt Nam đã để lại nhiều dấu ấn trong các chương trình nghị sự đa phương trên toàn cầu, trở thành thành viên tích cực của cộng đồng quốc tế.
Khẳng định tầm quan trọng và cấp thiết hợp tác chuyển đổi xanh, bảo vệ môi trường với Đan Mạch, Việt Nam bày tỏ mong muốn Đan Mạch tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực ứng phó thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu trong thời gian tới.
Ngày 18/9, tại Ninh Ninh Bình, Viện Địa lý nhân văn (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) tổ chức hội thảo “Tác động của các dự án phát triển tới môi trường và các cảnh quan thiên nhiên tại Việt Nam”.
Chuyến bay của Vietnam Airlines mang số hiệu VN11 hành trình từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Paris tối 16/9 vừa qua là chuyến bay tham gia "Thử thách hàng không năm 2024" của Liên minh hàng không toàn cầu SkyTeam, đồng thời hưởng ứng "Ngày quốc tế bảo vệ tầng Ozone" của Liên hợp quốc.
Ước tính mỗi ngày, cả nước phát sinh khoảng hơn 70 nghìn tấn rác thải, tuy nhiên, chỉ có 15% lượng rác này được thu gom, tái chế hoặc tái sử dụng. Việc xử lý rác thải cần được tiếp cận một cách bài bản và hiệu quả để bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng; đẩy mạnh công tác phân loại rác thải tại nguồn và khuyến khích áp dụng công nghệ tái chế.