Đề dẫn, do Phó Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai Trần Quốc Anh trình bày, nêu rõ: Ngày 22/10/2018, Bộ Chính trị khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 35-NQ/TW về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”.
Nghị quyết khẳng định đây là nhiệm vụ trọng yếu của toàn hệ thống chính trị, có ý nghĩa sống còn trong bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Trong đó, báo chí giữ vai trò xung kích, đấu tranh công khai trên mặt trận này.
“Thực tế cho thấy, tuy không mạnh như báo chí Trung ương nhưng trong công tác tuyên truyền báo chí địa phương ở Gia Lai có những phương pháp, cách làm riêng trong đấu tranh, ngăn chặn các đối tượng chống phá, thù địch, nhất là đối với các vấn đề về dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền.
Báo chí địa phương với kinh nghiệm thông thạo và bám sát địa bàn, luôn là những người nhanh chóng phát hiện vấn đề, kịp thời xử lý các điểm nóng, đưa ra giải pháp hiệu quả nhằm ngăn chặn các quan điểm sai trái, phản bác các thế lực thù địch”, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai khẳng định.
Hội thảo đã nghe nhiều tham luận, trong đó có những tham luận mang tính thực tiễn, đem lại hiệu quả cao trong công tác tuyên truyền như: “Vai trò của các cơ quan báo chí ở Gia Lai góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch” (Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy); “Kết quả và giải pháp nâng cao chất lượng báo chí địa phương trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình tình mới” (Sở Thông tin và Truyền thông); “Triển khai thực hiện sự chỉ đạo trong công tác thông tin tuyên truyền về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch theo tinh thần Nghị quyết số 35-NQ/TW” (Báo Gia Lai); “Kết quả và kinh nghiệm xây dựng, tin, bài, chương trình, chuyên mục tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên sóng phát thanh, truyền hình tỉnh” (Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh)…
“Nhà báo viết về đề tài này cần có trình độ nghiệp vụ chắc chắn, bản lĩnh chính trị vững vàng, có lòng trung thành với Đảng, trách nhiệm với Tổ quốc. Công tác đấu tranh của các cơ quan báo chí cần có kế hoạch cụ thể, rõ ràng, có sự phối hợp bài bản, nhuần nhuyễn giữa các cơ quan báo chí với nhau và các cơ quan quản lý, có định hướng xuyên suốt của cơ quan chỉ đạo.
Qua hội thảo này, báo chí Gia Lai sẽ tích lũy nhiều kinh nghiệm, cách làm, cùng nhau tháo gỡ vướng mắc, khó khăn góp phần vào việc bảo về nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch”, đồng chí Tống Thới Mốc, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai kết luận hội thảo,