ASCC-30 ra Tuyên bố chung và thống nhất trình lên Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43

NDO - Kết thúc Hội nghị Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN lần thứ 30 (ASCC-30) tại Indonesia, các Bộ trưởng/Trưởng đoàn đã ra Tuyên bố chung và thống nhất về nội dung báo cáo để trình lên các Nhà lãnh đạo Cấp cao ASEAN tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43.
0:00 / 0:00
0:00
Hội nghị Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN lần thứ 30. (Ảnh: Molisa)
Hội nghị Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN lần thứ 30. (Ảnh: Molisa)

Ngày 29/8, tại thủ đô Jakarta, Indonesia, Hội nghị Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN lần thứ 30 (ASCC-30) khai mạc dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Điều phối Phát triển nhân lực và Văn hóa Indonesia Muhadjir Effendy.

Hội nghị là sự kiện quan trọng và là kỳ họp lần thứ 2 trong năm 2023 nhằm rà soát, tổng kết việc thực hiện các hoạt động và xem xét các văn kiện của Cộng đồng để chuẩn bị trình lên Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43 xem xét thông qua.

Hội nghị có sự tham dự của các Bộ trưởng/Trưởng đoàn phụ trách Cộng đồng Văn hóa-Xã hội của 9 nước thành viên ASEAN và Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn.

Trên cơ sở báo cáo của các quan chức cấp cao phụ trách Cộng đồng, tại hội nghị, các Bộ trưởng/Trưởng đoàn đã trao đổi và thống nhất trình Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43 thông qua 6 tuyên bố và ghi nhận 23 văn kiện.

Đoàn đại biểu đến từ Đông Timor tham gia hội nghị với tư cách quan sát viên. Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi làm Trưởng đoàn.

Hội nghị chúc mừng những kết quả đạt được của Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN trong năm 2023 dưới sự dẫn dắt của Bộ Điều phối Phát triển nhân lực và Văn hóa Indonesia với nhiều hoạt động trọng tâm, đúng như tinh thần của chủ đề “ASEAN Tầm vóc: Tâm điểm của sự tăng trưởng”, góp phần thúc đẩy những chuyển đổi tích cực, tăng cường lợi ích của người dân ASEAN và đúng với tinh thần là Trụ cột của người dân.

Trên cơ sở báo cáo của các quan chức cấp cao phụ trách Cộng đồng, tại hội nghị, các Bộ trưởng/Trưởng đoàn đã trao đổi và thống nhất trình Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43 thông qua 6 tuyên bố và ghi nhận 23 văn kiện.

Những văn kiện, tuyên bố của Cộng đồng Văn hóa-Xã hội tập trung vào các vấn đề: Bảo vệ lao động di cư, phát triển hòa nhập cho người khuyết tật, bình đẳng giới và phát triển gia đình, chăm sóc và giáo dục mầm non, tăng cường trợ giúp xã hội, cấu trúc y tế khu vực, thúc đẩy khả năng chống chịu đối với biến đổi khí hậu… đã chứng tỏ cam kết ngày càng cao của ASEAN cùng hợp tác để giải quyết các thách thức đang nổi lên và bảo đảm các bên đều đạt được lợi ích trong hội nhập khu vực.

Trong bài phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi bày tỏ sự ủng hộ đối với các ưu tiên của Cộng đồng do nước Chủ tịch ASEAN Indonesia đề ra. Ông cũng chia sẻ về những nỗ lực của Việt Nam trong việc triển khai các hoạt động liên quan, trong đó có 2 sự kiện cấp Bộ trưởng của ASEAN phụ trách về thông tin và quản lý thiên tai.

Những văn kiện, tuyên bố của Cộng đồng Văn hóa-Xã hội tập trung vào các vấn đề: Bảo vệ lao động di cư, phát triển hòa nhập cho người khuyết tật, bình đẳng giới và phát triển gia đình, chăm sóc và giáo dục mầm non, tăng cường trợ giúp xã hội, cấu trúc y tế khu vực, thúc đẩy khả năng chống chịu đối với biến đổi khí hậu… đã chứng tỏ cam kết ngày càng cao của ASEAN cùng hợp tác để giải quyết các thách thức đang nổi lên và bảo đảm các bên đều đạt được lợi ích trong hội nhập khu vực.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi, Việt Nam đang đẩy mạnh thực hiện Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN 2025 thông qua việc lồng ghép với Đề án cấp quốc gia về triển khai thực hiện các mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN đến năm 2025, trong đó chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ các bộ, ngành, địa phương và thanh niên trẻ về hợp tác ASEAN cũng như ý thức thuộc về ASEAN.

"Những vấn đề đang phải đối mặt như đại dịch, biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học đòi hỏi cần nhiều nỗ lực phối hợp hơn nữa giữa các nước thành viên để thúc đẩy tăng trưởng sạch, xanh và bền vững. Bên cạnh đó, vấn đề nguồn nhân lực với việc dịch chuyển lao động nội khối có xu hướng gia tăng. Do vậy, Cộng đồng ASEAN sẽ cải tiến các cơ chế và quy trình công nhận lao động, đẩy mạnh các chương trình hợp tác đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng, tay nghề và thúc đẩy cũng như bảo đảm hơn nữa các quyền của lao động di cư. Đây cũng là một trong những sáng kiến quan trọng của Chủ tịch Indonesia về tăng cường hợp tác khu vực bảo vệ người lao động di cư mà Việt Nam rất ủng hộ", Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi nhấn mạnh.

Kết thúc Hội nghị ASCC-30, các Bộ trưởng/Trưởng đoàn đã ra Tuyên bố chung và thống nhất về nội dung báo cáo để trình lên các Nhà lãnh đạo Cấp cao ASEAN tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43 sẽ diễn ra từ ngày 4 đến 7/9/2023.

Hội nghị ASCC-30 đã ghi nhận những tiến bộ đạt được trong việc thực hiện Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN đến năm 2025 (ASCC 2025), đóng vai trò như một khuôn khổ quan trọng hướng dẫn chung của khu vực, nhằm xây dựng Cộng đồng ASEAN lấy người dân làm trung tâm và hòa nhập xã hội.

ASCC-30 ghi nhận những nỗ lực của các nước thành viên ASEAN trong việc thúc đẩy các ưu tiên trong Kế hoạch tổng thể ASCC, bao gồm các sáng kiến về phát triển bền vững, tăng cường trợ giúp xã hội, tăng cường cấu trúc y tế khu vực, trao quyền cho nhóm người dân dễ bị tổn thương và thúc đẩy khả năng chống chịu đối với biến đổi khí hậu.

ASCC-30 cũng tái khẳng định cam kết đạt được các mục tiêu nêu trên trong Kế hoạch tổng thể, cùng hợp tác để giải quyết các thách thức đang nổi lên và bảo đảm các bên đều đạt được lợi ích trong hội nhập khu vực.

Hội nghị ASCC-30 đã ghi nhận những tiến bộ đạt được trong việc thực hiện Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN đến năm 2025 (ASCC 2025), đóng vai trò như một khuôn khổ quan trọng hướng dẫn chung của khu vực, nhằm xây dựng Cộng đồng ASEAN lấy người dân làm trung tâm và hòa nhập xã hội.