[Ảnh] Yên Minh - Bếp ăn của cao nguyên đá

[Ảnh] Yên Minh - Bếp ăn của cao nguyên đá

NDO - Người ta đã nói đến một nền “văn hóa đá” của người Hà Giang, với kỹ năng canh tác hốc đá. Người dân nơi đây đúng là “sống trên đá, chết vùi trong đá”. Vậy mà ở huyện Yên Minh, nông nghiệp đang đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an ninh lương thực, với những lợi thế về cây ăn quả và chăn nuôi.

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Yên Minh, Nguyễn Đình Duẩn, có nói đến việc muốn biến Yên Minh trở thành bếp ăn của vùng cao nguyên đá, đáp ứng nhu cầu thực phẩm của người dân địa phương và phục vụ khách du lịch.

[Ảnh] Yên Minh - Bếp ăn của cao nguyên đá ảnh 1

Hà Văn Ngọc, sinh năm 1989, hiện là Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp thanh niên chuyên cung cấp các sản phẩm như ớt gió, gà đen, mật ong bạc hà cho thị trường tại Yên Minh cũng như tỉnh Hà Giang.

[Ảnh] Yên Minh - Bếp ăn của cao nguyên đá ảnh 2

Yên Minh cách thành phố Hà Giang khoảng 98km về hướng đông bắc theo Quốc lộ 4C. Huyện có 18 đơn vị hành chính cấp xã, gồm thị trấn Yên Minh và 17 xã. Lợi thế của Yên Minh là những cây ăn quả ôn đới, cây dược liệu, cây tam giác mạch, trong khi sản phẩm vật nuôi đặc trưng có mật ong bạc hà, bò vàng, lợn đen và gà đen.

[Ảnh] Yên Minh - Bếp ăn của cao nguyên đá ảnh 3

Hộ ông Lưu Minh Tắng, thôn Khai Hoang Bản Vàng, xã Hữu Vinh có 2ha trồng cây ăn quả, chủ yếu là xoài, ổi và dứa. Mỗi năm, gia đình ông Tắng đạt doanh thu khoảng 250 triệu đồng, cao gấp 10 lần so với trồng ngô.

[Ảnh] Yên Minh - Bếp ăn của cao nguyên đá ảnh 4

Xoài Kim hoàng, ổi Nữ hoàng, dứa hay mít được ông Tắng trồng xen canh nhờ khí hậu, thổ nhưỡng ở thôn Khai Hoang Bản Vàng phù hợp những cây ăn quả này.

[Ảnh] Yên Minh - Bếp ăn của cao nguyên đá ảnh 5

Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Hữu Vinh, Vũ Văn Quân, trong một lần ghé thăm hộ ông Tắng, thăm hỏi tình hình chăm sóc và thu hoạch cây ăn quả.

[Ảnh] Yên Minh - Bếp ăn của cao nguyên đá ảnh 6

Huyện Yên Minh đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 07-NQ/HU về phát triển chăn nuôi và các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với du lịch trên địa bàn huyện.

[Ảnh] Yên Minh - Bếp ăn của cao nguyên đá ảnh 7

Xoài Kim hoàng, xoài Đài Loan là một trong những cây ăn quả chủ lực của Yên Minh. Hiện huyện đã triển khai trồng mới 50,79ha/80ha cây xoài Kim hoàng, xoài Đài Loan, đạt 63,5% kế hoạch.

[Ảnh] Yên Minh - Bếp ăn của cao nguyên đá ảnh 8

Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp thanh niên mới chuyển về thôn Bản Ké, thị trấn Yên Minh được một năm, tận dụng 5ha trong 18ha đất mà ông bà của Hà Văn Ngọc bỏ không để triển khai trồng 2.500 cây xoài, trồng ớt gió dưới tán, nuôi gà và nuôi ong.

[Ảnh] Yên Minh - Bếp ăn của cao nguyên đá ảnh 9

Hiện Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp thanh niên đang nuôi 3.000 con gà, trong đó có gà cho lấy trứng, gà cho lấy thịt. Được nuôi từ 5,5 đến 6 tháng, khi gà đạt trọng lượng khoảng 2,2kg là có thể xuất chuồng.

[Ảnh] Yên Minh - Bếp ăn của cao nguyên đá ảnh 10

Hà Văn Ngọc tốt nghiệp Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên, từng có thời gian công tác Đoàn trước khi anh cùng các thành viên thành lập Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp thanh niên năm 2018. Ngọc từng trải qua thất bại trong những năm đầu khởi nghiệp trước khi hợp tác xã dần đi vào ổn định và phát triển như hiện nay.

[Ảnh] Yên Minh - Bếp ăn của cao nguyên đá ảnh 11

Như Hà Văn Ngọc chia sẻ, cây ớt gió mọc lên từ những hạt do chim phát tán, trải qua các cơn nắng cháy da trên những đồi đất đỏ pha đá vôi, đâm chồi sau những cơn mưa chiều. Cộng thêm điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu vùng cao nguyên đá đã mang lại cho ớt gió Hà Giang một mùi thơm đặc trưng, độ cay vừa phải.

[Ảnh] Yên Minh - Bếp ăn của cao nguyên đá ảnh 12

Do là cây ngắn ngày, chỉ 3 tháng là có thể thu hoạch quả khi còn xanh, sản phẩm ớt gió của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp thanh niên làm ra đến đâu tiêu thụ đến đó. Hợp tác xã đã tạo việc làm cho học sinh, sinh viên, người yếu thế trong ngày hè bằng công việc đơn giản như thu hoạch ớt hay dọn cỏ, dọn đất.

back to top