Không quá lời nếu nói rằng, những bé gái ở dốc Thẩm Mã, con đường đèo trên Quốc lộ 4C nối giữa thành phố Hà Giang và huyện Mèo Vạc như là biểu tượng của Hà Giang, của du lịch Hà Giang với những gùi hoa đầy màu sắc sau lưng.
Không quá lời nếu nói rằng, những bé gái ở dốc Thẩm Mã, con đường đèo trên Quốc lộ 4C nối giữa thành phố Hà Giang và huyện Mèo Vạc như là biểu tượng của Hà Giang, của du lịch Hà Giang với những gùi hoa đầy màu sắc sau lưng.

[Ảnh] Những đứa trẻ trên cao nguyên đá

NDO - Hà Giang không chỉ có những dãy núi đá hùng vĩ, những con dốc uốn lượn chìm trong mây và khiến bất cứ ai đến đây đều phải choáng ngợp mà con người nơi đây cũng rất tình cảm, thân thiện. Và làm sao ta có thể không say mê, cuốn hút vì sự ngây thơ, hồn nhiên và đáng yêu của những đứa trẻ vùng cao, hình ảnh rất gần gũi của cao nguyên đá.
[Ảnh] Những đứa trẻ trên cao nguyên đá ảnh 1
Nếu ví Cao nguyên đá Đồng Văn là thiên đường thì Cổng trời Quản Bạ, thuộc xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ, cách thành phố Hà Giang khoảng 43km, chính là cánh cổng dẫn dắt bước chân du khách vào chốn thiên đường đó. Đứng trên Cổng trời, du khách có thể phóng tầm mắt bao quát cả thung lũng Tam Sơn rộng lớn.
[Ảnh] Những đứa trẻ trên cao nguyên đá ảnh 2

Hình ảnh quen thuộc của các bé gái ở dốc Thẩm Mã. Chỉ cần giơ máy ảnh hay điện thoại lên, chúng sẽ cười một cách tự nhiên, chứ không còn nhút nhát, rụt rè như trước đây.

[Ảnh] Những đứa trẻ trên cao nguyên đá ảnh 3

Sự gần gũi, hòa đồng của du khách nước ngoài khiến các em bé trở nên tự nhiên. Chúng không ngại chơi đùa hay nói chuyện cùng với họ. Thậm chí, nhiều em còn đùa nghịch, trêu đùa với khách du lịch.

[Ảnh] Những đứa trẻ trên cao nguyên đá ảnh 4

Khèn là một nhạc cụ tiêu biểu, độc đáo và quan trọng trong đời sống tinh thần của người H’mong, gắn liền với các sinh hoạt văn hóa, cuộc sống hằng ngày của họ. Những em bé H’mong do vậy đều biết thổi khèn từ nhỏ, theo đúng quan niệm: con gái H’mong phải biết may vá, dệt vải và thêu thùa, con trai H’mong phải biết thổi khèn và múa khèn.

[Ảnh] Những đứa trẻ trên cao nguyên đá ảnh 5

Sáo cũng là một nhạc cụ tiêu biểu của người H’mong, và là phương tiện giao duyên hiệu quả của các chàng trai đối với cô gái trong bản. Không có gì ngạc nhiên nếu cây sáo H’mong gắn liền trên tay của mỗi cậu bé từ nhỏ, chưa kể đây cũng là nhạc cụ để chúng giải trí ngoài các trò chơi.

[Ảnh] Những đứa trẻ trên cao nguyên đá ảnh 6

Ở các phiên chợ vùng cao Hà Giang, người ta dễ dàng bắt gặp các em nhỏ theo mẹ. Giữa khung cảnh nhiều sắc màu như thế, nét hồn nhiên, xinh xắn cũng những đứa trẻ càng trở nên nổi bật.

[Ảnh] Những đứa trẻ trên cao nguyên đá ảnh 7

Nhà của Pao nằm ở làng văn hóa Lũng Cẩm, thuộc xã Sủng Là, huyện Đồng Văn. Ngay trước cửa nhà, mỗi vị khách du lịch khi đến đây đều ngỡ ngàng trước vẻ đẹp trong trẻo, hiền dịu của cô bé người H’mong có cách ăn nói rất nhỏ nhẹ. Đôi má ửng hồng trước bếp lửa càng khiến cô bé rực rỡ hơn bên gian hàng bán các đồ ăn vặt của mình.

[Ảnh] Những đứa trẻ trên cao nguyên đá ảnh 8

Anh thổi sáo, em nép vào bên cạnh. Cả hai đều không hiểu tiếng Kinh nhưng chúng cũng không đòi hỏi, chèo kéo gì mỗi khi khách du lịch đi ngang qua. Nếu ai yêu tiếng sáo của cậu bé, hay thích cô bé vì sự bẽn lẽn, ngoan ngoãn, họ có thể cho chúng 10.000 hay 20.000 đồng và số tiền này sẽ được cô bé cất gọn gàng vào chiếc túi nhỏ đeo bên người.

[Ảnh] Những đứa trẻ trên cao nguyên đá ảnh 9

Hình ảnh mẹ địu con ra chợ hay lên nương đã quá quen thuộc ở nhiều nơi nhưng hình ảnh ông địu cháu như thế này thì rất hiếm gặp trên các cung đường quanh co, uốn lượn. Dù thế nào thì “Đi khắp thế gian không ai khổ bằng mẹ, gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”, để thấy rằng, ông bà, cha mẹ luôn yêu thương, bao bọc và quan tâm đến chúng ta như thế nào.

[Ảnh] Những đứa trẻ trên cao nguyên đá ảnh 10

Nghỉ hè là thời gian những đứa trẻ vùng cao không phải đến trường, không phải đi xa hàng cây số đến lớp học. Vì thế, những lúc rảnh rỗi, chúng thường theo chân cha mẹ ra các địa điểm du lịch để vừa giúp đỡ họ, vừa học cách giao tiếp với khách du lịch.

[Ảnh] Những đứa trẻ trên cao nguyên đá ảnh 11

Người lái thuyền trên dòng sông Nho Quế kể nhiều về những con cá chiên khổng lồ từng xuất hiện tại đây, một phần phụ lưu của sông Gâm, đi qua các huyện Đồng Văn và Mèo Vạc. Hình ảnh các cậu bé câu cá bên bờ vào sáng sớm, giữa lúc trời mưa, có gì đó rất lãng mạn và yên bình của hương sắc nơi đây.

[Ảnh] Những đứa trẻ trên cao nguyên đá ảnh 12

Chiếc xe ô-tô lướt nhanh qua khúc cua và để lại phía sau hình ảnh một cậu bé ngồi trên thành lan can phòng hộ. Chỉ có một mình cậu bé, không có ai bên cạnh nhưng nét mặt đượm buồn chất chứa bao tâm tư như ánh chiều hoàng hôn nơi vùng cao.

[Ảnh] Những đứa trẻ trên cao nguyên đá ảnh 13

Dù cuộc sống và thiên nhiên có khắc nghiệt như thế nào thì trên gương mặt mỗi em bé vùng cao vẫn hiện hữu sự ngây thơ và trong sáng.

[Ảnh] Những đứa trẻ trên cao nguyên đá ảnh 14

Có bà, có mẹ, chẳng có gì tuyệt vời hơn cho cậu bé người Lô Lô khi chúng tôi chứng kiến gia đình em quây quần bên nhau tại làng Lô Lô Chải, thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn.

back to top