[Ảnh] Phục dựng các nghi thức truyền thống của Lễ hội Chùa Láng

NDO - Với mục tiêu tôn vinh những giá trị truyền thống, đồng thời bảo tồn, quảng bá và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu, đặc sắc của Thủ đô Hà Nội, từ ngày 25-27/4 (tức từ ngày 6-8 tháng 3 âm lịch), Ủy ban nhân dân quận Đống Đa tổ chức Lễ hội chùa Láng năm 2023 với nhiều hoạt động có ý nghĩa theo hướng khôi phục với các nghi thức cổ truyền có từ xa xưa.
Nghi lễ “Độ hà” - rước kiệu Thánh qua sông Tô Lịch, được thực hiện bằng việc trai đinh khiêng kiệu lội qua sông Tô Lịch mà không đi trên cầu với hàm ý có từ xa xưa là “con không đi trên đầu cha”.
Nghi lễ “Độ hà” - rước kiệu Thánh qua sông Tô Lịch, được thực hiện bằng việc trai đinh khiêng kiệu lội qua sông Tô Lịch mà không đi trên cầu với hàm ý có từ xa xưa là “con không đi trên đầu cha”.
[Ảnh] Phục dựng các nghi thức truyền thống của Lễ hội Chùa Láng ảnh 1

Chùa Láng, tên chữ Hán (Chiêu Thiền Tự) là một ngôi chùa cổ ở làng Láng, được xây dựng từ thời vua Lý Anh Tông (trị vì từ 1138-1175), được xếp hạng Di tích lịch sử - kiến trúc quốc gia năm 1962. Đây từng được coi là ‘‘Đệ nhất tùng lâm’’ trên vùng đất phía Tây Bắc kinh thành Thăng Long xưa. Chùa nay thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội với diện tích 17.917m2.

[Ảnh] Phục dựng các nghi thức truyền thống của Lễ hội Chùa Láng ảnh 2

Theo truyền thuyết, thiền sư Từ Đạo Hạnh đã nhập niết bàn tại chùa Thầy vào ngày 7/3 Âm lịch, cũng là ngày sinh của vua Lý Thần Tông, do đó được chọn là ngày chính để tổ chức Hội chùa Láng và chùa Thầy.

[Ảnh] Phục dựng các nghi thức truyền thống của Lễ hội Chùa Láng ảnh 3

Với những giá trị vốn có, từ năm 2019, Lễ hội chùa Láng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, qua đó phát huy hơn nữa vai trò của di sản văn hóa đối với công tác giáo dục truyền thống, bồi đắp tình yêu, niềm tự hào trong các thế hệ.

[Ảnh] Phục dựng các nghi thức truyền thống của Lễ hội Chùa Láng ảnh 4

Các cụ cao niên trong trang phục áo dài truyền thống tham dự lễ hội cổ truyền của làng.

[Ảnh] Phục dựng các nghi thức truyền thống của Lễ hội Chùa Láng ảnh 5

Lễ hội chùa Láng là dịp để người dân có thể tìm hiểu về truyền thống văn hóa của địa phương cũng như là dịp thể hiện mối đoàn kết, giao lưu giữa người dân địa phương và du khách thập phương.

[Ảnh] Phục dựng các nghi thức truyền thống của Lễ hội Chùa Láng ảnh 6

Các đại biểu thực hiện nghi lễ dâng hương tại Lễ hội chùa Láng năm 2023.

[Ảnh] Phục dựng các nghi thức truyền thống của Lễ hội Chùa Láng ảnh 7

Các đại biểu thực hiện nghi thức công nhận cây di sản Việt Nam trong khuôn viên chùa Láng.

[Ảnh] Phục dựng các nghi thức truyền thống của Lễ hội Chùa Láng ảnh 8

Những tiếng trống, chiêng rộn ràng mang tới bầu không khí sôi động và náo nhiệt cho lễ hội chùa Láng.

[Ảnh] Phục dựng các nghi thức truyền thống của Lễ hội Chùa Láng ảnh 9

Lễ hội chùa Láng là bức tranh tổng hòa các giá trị văn hóa phi vật thể, từ ngữ văn truyền khẩu các câu chuyện truyền thuyết về thiền sư Từ Đạo Hạnh, nghệ thuật trình diễn qua các tích trò, tập quán xã hội và tín ngưỡng đến tri thức dân gian thể hiện qua nghệ thuật sắp lễ tạo thành biểu tượng của vũ trụ, thiên tử và Phật pháp, qua đó góp phần duy trì thuần phong mỹ tục của địa phương.

[Ảnh] Phục dựng các nghi thức truyền thống của Lễ hội Chùa Láng ảnh 10

Đây là lần đầu tiên sau 70 năm lễ hội chùa Láng khôi phục lại đầy đủ các nghi thức cổ truyền, trong đó nổi bật là nghi thức “Độ hà”, “đấu thần”, hội trận,… độc đáo trong kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam.

[Ảnh] Phục dựng các nghi thức truyền thống của Lễ hội Chùa Láng ảnh 11

Hành trình rước kiệu đi qua nhiều điểm di tích khác của địa phương như chùa Nền, chùa Tam Huyền, chùa Hoa Lăng,… trước khi quay trở lại điểm xuất phát.

[Ảnh] Phục dựng các nghi thức truyền thống của Lễ hội Chùa Láng ảnh 12

Trong không khí lễ hội rộn ràng, người dân và du khách có cơ hội hòa mình theo các tiết mục nghệ thuật dân gian độc đáo.

[Ảnh] Phục dựng các nghi thức truyền thống của Lễ hội Chùa Láng ảnh 13

Các thiếu nữ của làng Láng Thượng duyên dáng trong điệu múa sênh tiền cổ truyền.

[Ảnh] Phục dựng các nghi thức truyền thống của Lễ hội Chùa Láng ảnh 14

Lễ hội chùa Láng là lễ hội mùa xuân của cả một vùng gồm nhiều làng ở hai bên bờ sông Tô Lịch, là sự kiện tôn vinh, bảo tồn những giá trị văn hóa đặc sắc của vùng đất cổ của khu vực này.

[Ảnh] Phục dựng các nghi thức truyền thống của Lễ hội Chùa Láng ảnh 15

Ngoài phần lễ, Lễ hội chùa Láng còn có các hoạt động vui chơi, thi đấu truyền thống như: đấu võ, chọi gà, cờ người, đập niêu, đặc biệt có tục thổi cơm thi, vừa đi vừa thổi cơm quanh nhà bát giác, vừa múa hát,…

[Ảnh] Phục dựng các nghi thức truyền thống của Lễ hội Chùa Láng ảnh 16

Lễ hội chùa Láng không chỉ quy tụ người dân trong vùng mà còn thu hút đông đảo du khách từ nhiều địa phương về dự, được coi là lễ hội “liên vùng” có khả năng ảnh hưởng và lan tỏa các giá trị văn hóa truyền thống cao quý của dân tộc.

[Ảnh] Phục dựng các nghi thức truyền thống của Lễ hội Chùa Láng ảnh 17

Người dân và du khách thập phương ghi lại những hình ảnh đẹp của Lễ hội chùa Láng năm nay.

[Ảnh] Phục dựng các nghi thức truyền thống của Lễ hội Chùa Láng ảnh 18

Hai bên đường, các tổ dân phố của phường Láng Thượng tổ chức các điểm dâng lễ, cầu may mắn, bình an.

[Ảnh] Phục dựng các nghi thức truyền thống của Lễ hội Chùa Láng ảnh 19

Xưa kia, lễ hội thường được tổ chức trong 10 ngày, được các ngôi làng Láng Thượng, Trung, Hạ cùng chung tay thực hiện. Hiện nay, hội được tổ chức gọn trong 3 ngày, từ ngày 6-8/3 âm lịch.

[Ảnh] Phục dựng các nghi thức truyền thống của Lễ hội Chùa Láng ảnh 20

Để bảo đảm an toàn, ban tổ chức lễ hội đã huy động người dân làm một cầu phao tạm trong vòng 3 ngày là hoàn thành, phục vụ cho nghi lễ “Độ hà”.

[Ảnh] Phục dựng các nghi thức truyền thống của Lễ hội Chùa Láng ảnh 21

Dù di chuyển trên cung đường chật hẹp nhưng lễ rước kiệu đã diễn ra suôn sẻ, bảo đảm an toàn trong thời gian diễn ra lễ hội.

[Ảnh] Phục dựng các nghi thức truyền thống của Lễ hội Chùa Láng ảnh 22

Lễ hội chùa Láng là một sự kiện văn hóa quan trọng có giá trị giữ gìn những nét truyền thống cũng góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh với những phẩm chất tiêu biểu có từ lâu đời.