[Ảnh] Người dân Hà Nội thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo

[Ảnh] Người dân Hà Nội thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo

NDO -

Sáng 14/1 (tức 23 tháng Chạp), người dân Thủ đô tới các khu vực cầu, sông trên địa bàn thành phố để thả cá tiễn ông Công, ông Táo về trời.

[Ảnh] Người dân Hà Nội thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo ảnh 1

Tại Hồ Hoàng Cầu rất đông người dân đến thả cá chép.

[Ảnh] Người dân Hà Nội thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo ảnh 2

Một người dân Thủ đô phóng sinh cá tại hồ Tây (Quận Tây Hồ, Hà Nội).

[Ảnh] Người dân Hà Nội thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo ảnh 3

Thả cá chép tiễn ông Công ông Táo về trời là một nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam.

[Ảnh] Người dân Hà Nội thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo ảnh 4

Các bậc phụ huynh đưa con em mình đi cùng, để các con hiểu hơn về ý nghĩa của hoạt động phóng sinh cá chép trong ngày Lễ ông Công ông Táo.

[Ảnh] Người dân Hà Nội thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo ảnh 5

Bạn Đình Nguyên (Thanh Xuân) chia sẻ: "Đây là năm đầu tiên em đi phóng sinh cá. Năm ngoái em thấy tình trạng túi nilon, rác thải vứt bừa bãi sau khi mọi người thả cá, vì vậy năm nay em dùng bát để thả cá với mong muốn bảo vệ môi trường”.

[Ảnh] Người dân Hà Nội thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo ảnh 6

Một sư thầy hướng dẫn cách thả cá cho mọi người .

[Ảnh] Người dân Hà Nội thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo ảnh 7
Người dân nô nức thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo về trời sáng 14/1 tại hồ Hoàng Cầu.
[Ảnh] Người dân Hà Nội thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo ảnh 8
Nhiều người còn tranh thủ mang vàng mã ra hóa tại đây.

"Thả cá đừng thả túi nilon"

Từ sáng sớm, rất đông người dân đã có mặt tại cầu Long Biên (Hà Nội) để phóng sinh cá. Tại đây có một nhóm tình nguyện viên hỗ trợ người dân thả cá bằng biện pháp thả ròng rọc, giúp hạn chế túi nilon và lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường.

[Ảnh] Người dân Hà Nội thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo ảnh 9

Ở cầu Long Biên, nhiều tình nguyện viên đã có mặt từ sớm giúp người dân thả cá an toàn cùng khẩu hiệu "Thả cá đừng thả túi nilon". Hoạt động ý nghĩa này đã duy trì nhiều năm qua.

[Ảnh] Người dân Hà Nội thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo ảnh 10
Theo ghi nhận của phóng viên, ngay từ sáng sớm, người dân đã đến các địa điểm quen thuộc ở Hà Nội như cầu Long Biên… để thả cá tiễn ông Công, ông Táo về Trời. Vì vậy, để bảo đảm người dân không thả cả túi nilon xuống sông, nhiều tình nguyện viên đã có mặt từ sớm để giúp người dân thả cá.
[Ảnh] Người dân Hà Nội thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo ảnh 11
Từ trên mặt cầu, cá được cho vào xô rồi dùng dây đưa xuống gần mặt nước mới thả xuống sông để tránh làm cá chết khi phóng sinh.
[Ảnh] Người dân Hà Nội thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo ảnh 12
Người dân đứng trên cầu khấn vái sau khi thả cá.
[Ảnh] Người dân Hà Nội thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo ảnh 13

Tại khu vực cầu Chương Dương, các nhóm tình nguyện viên đã treo sẵn những chiếc túi đựng rác để người dân có thể vứt bỏ túi nilon sau khi phóng sinh cá.

[Ảnh] Người dân Hà Nội thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo ảnh 14
Mặc dù vậy vẫn còn tình trạng người dân thả cá từ trên cầu xuống.
[Ảnh] Người dân Hà Nội thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo ảnh 15

Vẫn còn đó những hình ảnh rác thải tồn đọng tại bãi bờ sông Hồng sau khi người dân thả cá.

[Ảnh] Người dân Hà Nội thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo ảnh 16

Thả cá chép tiễn ông Công ông Táo là một nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, người dân cần thả cá đúng cách để tránh làm cá chết, đồng thời cần có ý thức hơn trong việc giữ vệ sinh môi trường.

back to top