[Ảnh] Cặp rồng gốm sứ, biểu tượng của Hồ Tây

NDO - Hiện diện ở Hồ Tây nhiều năm, nhưng rất ít người biết được những thông tin thú vị liên quan đến cặp rồng sứ được đặt ở đầu đường Nguyễn Hoàng Tôn.
[Ảnh] Cặp rồng gốm sứ, biểu tượng của Hồ Tây ảnh 1

Cặp rồng gốm sứ tại Hồ Tây đầu tiên được trưng bày tại Công viên Bách thảo nhân dịp Đại lệ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội. Tới Tết Nhâm Thìn 2012, công trình được di dời tới lắp đặt tại hồ Tây. Điểm được lựa chọn là đường Nguyễn Hoàng Tôn kéo dài, vị trí đặt rồng đối xứng với Phủ Tây Hồ, đối xứng với trục Hồ Tây-Ba Vì và trục Hồ Tây-Cổ Loa, tạo sự gắn kết chặt chẽ với các địa danh văn hóa.

[Ảnh] Cặp rồng gốm sứ, biểu tượng của Hồ Tây ảnh 2

Khi chuyển về đây, 2 con rồng đã được thiết kế thêm cột đèn chiếu sáng, đài phun nước để tăng thêm vẻ đẹp sống động. Việc lắp đặt được tiến hành tỉ mỉ, một rồng chầu hướng bắc, một rồng chầu hướng nam. Phía trước là không gian mặt nước rộng lớn, phía sau là Vườn hoa Lạc Long Quân tạo một điểm nhấn đẹp.

[Ảnh] Cặp rồng gốm sứ, biểu tượng của Hồ Tây ảnh 3

Mỗi con rồng cao 8,5m và dài 15,6m, được gia công bằng lớp bê-tông dày và khung thép chắc chắn với tổng khối lượng lên tới 60 tấn.

[Ảnh] Cặp rồng gốm sứ, biểu tượng của Hồ Tây ảnh 4

Phía ngoài thân rồng được trang trí bằng nhiều mảnh gốm sứ, ấm chén, chai lọ nung ở nhiệt độ 1.300 độ C.

[Ảnh] Cặp rồng gốm sứ, biểu tượng của Hồ Tây ảnh 5
Phần thân rồng được chế tác từ 6.000 chiếc đĩa và 4.000 chiếc cốc.
[Ảnh] Cặp rồng gốm sứ, biểu tượng của Hồ Tây ảnh 6

Không chỉ vậy, các chi tiết gốm sứ đều được khắc họa tiết hoa văn là những địa danh văn hóa nổi tiếng của Thủ đô vô cùng tinh xảo, tỉ mỉ. Bằng mắt thường có thể nhận ra các địa điểm như chùa Một Cột, Tháp Rùa, Cột cờ Hà Nội... được vẽ tinh tế trên các đĩa sứ được sắp xếp dọc theo thân rồng.

[Ảnh] Cặp rồng gốm sứ, biểu tượng của Hồ Tây ảnh 7

Đây là công trình tâm huyết của nghệ nhân, họa sỹ Nguyễn Văn Bình và tổ thợ gốm sứ Bát Tràng dịp Hà Nội tròn 1.000 năm tuổi. Sau gần 7 năm kể từ ngày được lắp đặt tại Hồ Tây, đôi rồng đã được tu sửa vào đầu năm 2019. Theo đó, những người thợ sử dụng các mảnh gốm sứ vỡ theo các kích thước khác nhau để ốp vào thân rồng, tu sửa phần móng rồng, phần ốp hai bên bệ đỡ…

[Ảnh] Cặp rồng gốm sứ, biểu tượng của Hồ Tây ảnh 8
Miệng mỗi con rồng đều ngậm viên ngọc lớn. Đây là loại đá quý giá, nặng tới 57kg/viên.
[Ảnh] Cặp rồng gốm sứ, biểu tượng của Hồ Tây ảnh 9

Được lắp đặt từ năm 2012 đến nay, đôi rồng sừng sững bên bờ Hồ Tây lộng gió đã trở thành điểm du xuân thú vị của người dân Thủ đô và khách thập phương mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

[Ảnh] Cặp rồng gốm sứ, biểu tượng của Hồ Tây ảnh 10

Điểm nhấn kiến trúc quen thuộc tại hồ Tây.

[Ảnh] Cặp rồng gốm sứ, biểu tượng của Hồ Tây ảnh 11

Ảnh: Thành Đạt

back to top