Một phụ nữ và trẻ em gái đi bộ trên một con phố ở Kabul, Afghanistan ngày 9/11/2022. (Ảnh: Reuters)

Tương lai mịt mù của Afghanistan

Tháng 8/2024 đánh dấu ba năm kể từ khi lực lượng Taliban nắm quyền điều hành đất nước Afghanistan và Mỹ hoàn tất việc rút quân khỏi quốc gia Nam Á, kết thúc một trong những cuộc chiến tại nước ngoài dài nhất trong lịch sử Xứ Cờ hoa. Nhìn lại chặng đường ba năm qua, bức tranh kinh tế-xã hội của Afghanistan luôn phủ gam màu u ám.
Các thành viên phái đoàn Taliban dự cuộc đàm phán hòa bình với phái đoàn Chính phủ Afghanistan tại Doha, Qatar. (Ảnh: TTXVN)

Tín hiệu tích cực ở Afghanistan

Vòng đàm phán mới nhất của Liên hợp quốc về tình hình Afghanistan, với lần đầu tiên có sự tham gia của đại diện Taliban, đã khép lại. Tuy chưa đạt được bước tiến quan trọng nào do quan điểm khác biệt giữa các bên nhưng cuộc họp cho thấy tín hiệu tích cực về lộ trình đưa người dân Afghanistan đến với cuộc sống ổn định và giải quyết vấn đề nhân đạo ở quốc gia Nam Á này.
Trẻ em làm việc tại nhà máy gạch ở Kabul, Afghanistan. (Ảnh TÂN HOA XÃ)

Liên hợp quốc tiến hành vòng đàm phán mới về Afghanistan

Phái đoàn của chính quyền Taliban tại Afghanistan đã bắt đầu thảo luận với các quan chức Liên hợp quốc về tình hình ở Afghanistan, trong bối cảnh Taliban lần đầu tham dự vòng đàm phán ở Doha (Qatar) cùng các đặc phái viên tại quốc gia Nam Á này. Đây là vòng đàm phán thứ ba diễn ra ở Qatar chỉ trong hơn một năm qua, nhưng là vòng đàm phán đầu tiên có sự tham gia của chính quyền Taliban, lực lượng nắm quyền ở Afghanistan từ năm 2021.
Lũ quét tàn phá ngôi làng ở tỉnh Baghlan của Afghanistan. (Ảnh: REUTERS)

Mưa lũ gây thiệt hại lớn ở Afghanistan và Indonesia

Mưa lớn kéo dài trong những ngày qua đã gây ngập lụt và lũ quét tại nhiều địa phương trên khắp Afghanistan. Các cơ quan Liên hợp quốc ngày 11/5 cho biết, hơn 330 người đã thiệt mạng, tại các tỉnh Takhar, Badakhshan, Ghor và Herat. Trong đó, tỉnh Baghlan ở miền bắc chịu thiệt hại nặng nhất, với hơn 300 người chết, hơn 1.500 ngôi nhà bị phá hủy.
Phụ nữ và con gái của họ ở Afghanistan nhận được bộ dụng cụ hỗ trợ trong mùa đông từ Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc thời gian trước đây. Ảnh: UNICEF

Giải quyết gánh nặng nhân đạo tại Afghanistan

Liên hợp quốc vừa tổ chức cuộc họp thứ hai về tình hình Afghanistan trong chưa đầy một năm qua. Cuộc khủng hoảng nhân đạo và vấn đề nhân quyền, nhất là quyền của phụ nữ và trẻ em gái, là nội dung chính mà các đại biểu tập trung thảo luận để cộng đồng quốc tế chung tay tìm giải pháp hỗ trợ quốc gia Nam Á vượt qua khó khăn.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres chủ trì cuộc họp về tình hình Afghanistan diễn ra tại thủ đô Doha của Qatar

Liên hợp quốc xem xét các khuyến nghị về Afghanistan

Các đặc phái viên của các nước và khu vực đã tham dự cuộc họp do Liên hợp quốc triệu tập tại thủ đô Doha của Qatar để thảo luận về tình hình Afghanistan. Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres chủ trì cuộc họp này. Ðây là cuộc họp thứ hai của Liên hợp quốc về Afghanistan trong chưa đầy một năm qua, thảo luận việc gia tăng sự phối hợp của quốc tế với Afghanistan.
Người dân Afghanistan. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Khủng hoảng chồng khủng hoảng ở Afghanistan

Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đang cần khẩn cấp 1,4 tỷ USD trong năm 2024 để đáp ứng các nhu cầu nhân đạo và hỗ trợ cơ bản cho 19,4 triệu người dân Afghanistan. Tia hy vọng về tương lai tốt đẹp hơn cho người dân Afghanistan ngày càng mong manh khi quốc gia Nam Á hiện đối mặt tình trạng “khủng hoảng chồng khủng hoảng”.